Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) là một cơ chế quản lý chất lượng tiến bộ hơn kiểm soát chất lượng đang được nhiều nước sử dụng để quản lý chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng. ĐBCL giáo dục là thuật ngữ chung để đề cập đến một loạt các biện pháp và cách tiếp cận, sử dụng nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo Sallis E. (1993), ĐBCL có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, “làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm” [9].

Theo SEAMEO (2002), ĐBCL giáo dục là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, … mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao; là toàn bộ mọi hoạt động của mọi bộ phận để đem lại chất lượng như mong muốn [10].

Theo tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng (2008) “ĐBCL là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng”. [4]

 Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2009) “ĐBCL là một thuật ngữ bao trùm tất cả các chính sách, quy trình và hoạt động mà thông qua đó chất lượng của giáo dục đại học được duy trì và phát triển”. [5]

Theo UNESCO (2011) cho rằng ĐBCL là một quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan đến các điều khoản (đầu vào, quá trình và đầu ra) đáp ứng sự mong đợi hoặc đạt ngưỡng yêu cầu tối thiểu. [12]

Theo AUN (2016), Berings và những người khác (2010), UNESCO (2011) xem các thuật ngữ “đảm bảo chất lượng”, “quản lý chất lượng” và “đánh giá chất lượng” có nội hàm như nhau. Một số tác giả khác lại cho rằng ĐBCL là một phần của quản lý chất lượng. [8][11][12]

Có khá nhiều định nghĩa về ĐBCL, tuy nhiên nội hàm của ĐBCL có nhiều cách lý giải, có tác giả định nghĩa ĐBCL theo đúng bản chất, ý nghĩa của cụm từ “ĐBCL” là thực hiện và duy trì chất lượng các quy trình, thủ tục, hoạt động trong trường ĐH như một ý nghĩa duy trì chất lượng, chưa thể hiện được hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng. Một số tác giả khác định nghĩa với hàm ý các yếu tố của quản lý chất lượng tổng thể hoặc hàm ý cả yếu tố văn hóa chất lượng.  

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã xây dựng kế hoạch Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 đề ra mục tiêu là “Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và “Nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội” với các giải pháp cơ bản về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao cần giải quyết như: [1]

(ii). Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó có một số nhóm nghiên cứu đạt trình độ quốc tế.

(iii) Thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích, tôn vinh và đãi ngộ các nhà khoa học có trình độ cao; thu hút các nhà khoa học, nghiên cứu sinh quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu. Áp dụng thí điểm cơ chế thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

(iv) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo chức danh và quy hoạch; nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm thi hành công vụ.

(v) Phát triển các diễn đàn, câu lạc bộ nhà khoa học nhằm tạo sự liên thông giữa các đơn vị; phát hiện, thu hút và tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học có năng lực vào các dự án, chương trình phát triển do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện”

Căn cứ theo chiến lược ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) thuộc ĐHQGHN, với sứ mạng là trường đại học nghiên cứu, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Trường ĐHKHTN đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu “Trở thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và có một số ngành lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, góp phần tích cực và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước” với các giải pháp về hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao như sau: [2]

“(i) Xây dựng và vận hành mô hình đại học nghiên cứu. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo phương thức tiếp cận quản trị nhân lực của đại học nghiên cứu tiên tiến. Thực hiện chính sách đầu tư tương xứng với tiềm năng của cán bộ và mức độ ưu tiên của công việc.

(ii) Thực hiện đề án phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao theo nhóm nhiệm vụ, nhóm lĩnh vực, khung năng lực và chuẩn chức danh, phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và trình độ

(iii) Tập trung nguồn lực phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó có một só nhóm nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, gắn liền với việc xây dựng các Viện/Trung tâm/Phòng thí nghiệm nghiên cứu tiên tiến

(iv) Thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích tôn vinh và đại ngộ các nhà khoa học có trình độ cao; thu hút các khoa học quốc tế đến giảng dạy; nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu

(v) Tổ chức đòa tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo chức danh và quy hoạch; nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm khi thi hành công vụ.

(vi) Phát triển các diễn đàn khoa học nhằm nâng cao tính phản biện, tư vấn khoa học, tạo sự liên thông giữa các đơn vị; phát hiện, thu hút và tăng cướng sự tham gia của các nhà khoa học xuất sắc trong và ngoài nước vào các chương trinhg đào tạo và nghiên cứu của Trường.”

Trong giai đoạn 2012-2019, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã có 09 chương trình đào tạo được AUN kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Đó là chương trình đào tạo cử nhân ngành Hóa học, ngành Sinh học, ngành Toán học, ngành Vật lí, ngành Địa chất, ngành Địa lý, ngành Khí tượng và ngành Khoa học môi trường,….Trong đó, chương trình ngành Hóa học và ngành Địa chất đạt 5.0 điểm, là những chương trình đào tạo có điểm đánh giá cao thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Trường Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN đã được đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN-QA đánh giá trong các ngày từ 15-20/01/2017, trở thành trường đại học đầu tiên được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA trong toàn hệ thống các trường đại học ở Đông Nam Á. Ngày 19/12/2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chính thức được AUN-QA thông báo công  nhận đạt chuẩn chính thức trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ và sớm tiếp cận với các yêu cầu trong đảm bảo và kiểm định chất lượng, hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN còn một số hạn chế nhất định. Ví dụ như đối với chương trình đào tạo ngành Khoa học Môi trường Đoàn đánh giá ngoài của AUN-QA đưa ra các khuyến cáo còn hạn chế như: “Tỉ lệ giảng viên/người học và kỳ vọng về số lượng các ấn phẩm nghiên cứu: cho thấy Khoa  Khoa học Môi trường có thể triển khai  kế hoạch mang tính chiến lược để thực hiện nhiệm vụ trên theo đúng kế hoạch; cần tăng cường số lượng cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ để cải thiện năng lực nghiên cứu và các năng lực khác mà chương trình đào tạo yêu cầu; Khoa nên xem xét công nhận và khen thưởng đối với các cán bộ khoa học có những đóng góp cho việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo…”. Còn với chương trình đào tạo ngành Hóa học đoàn đánh giá của AUN-QA đưa ra các khuyến cáo còn hạn chế: “Cán bộ khoa học có khối lượng giảng dạy ít có thể tập trung các hoạt động nghiên cứu hoặc tư vấn; Nên có chế độ khen thưởng danh hiệu cho các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động nghiên cứu, ví dụ như có bài báo xuất bản trong các tạp chí uy tín…”.  Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học cũng như vị thế quốc tế của Trường.

Đội ngũ cán bộ được đảm bảo bởi hệ thống ĐBCL, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong hệ thống ĐBCL. Để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của Trường theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của AUN-QA, tác giả tiếp cận đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN-QA, tiêu chuẩn 6 gồm 7 tiêu chí về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên như sau: [6]

Tiêu chuẩn 6Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
6.1Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
6.2Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
6.3Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định và phổ biến công khai.
6.4Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và được đánh giá.
6.5Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.
6.6Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
6.7Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng

Và với tiếp cận đánh giá cấp cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN-QA, theo tiêu chuẩn 7 về đội ngũ nhân viên gồm 5 tiêu chí như sau: [3]

Tiêu chuẩn 7Đội ngũ nhân viên
7. 1Công tác lập kế hoạch đội ngũ cán bộ hỗ trợ (ở thư viện, phòng thực hành, trang thiết bị IT và dịch vụ sinh viên) được thực hiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đối với giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ
7. 2Công tác tuyển dụng và các tiêu chuẩn lựa chọn cho việc bổ nhiệm, triển khai và khuyến khích đội ngũ cán bộ hỗ trợ được xác định rõ ràng và được thông tin đầy đủ
7. 3  Khả năng/năng lực của đội ngũ cán bộ hỗ trợ được nhận biết và đánh giá
7. 4Nhu cầu đào tạo và phát triển của đội ngũ cán bộ hỗ trợ được nhận biết và các hoạt động được thực hiện để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó
7.5Công tác quản lý thực hiện nhiệm vụ bao gồm khen thưởng, sự thừa nhận được thực hiện để khuyến khích và hỗ trợ giáo dục, nghiên cứu và dịch vụ

   2. Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận ĐBCL tại trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

   Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận ĐBCL tại trường ĐHKHTN, tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như: i) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; ii) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phân tích tư liệu; iii) Nhóm phương pháp xử lý thông tin.

Với phương pháp khảo sát sử dụng mẫu phiếu điều tra thì cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng các hoạt động của đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên theo tiếp cận ĐBCL tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN như sau:

STTTiêu chí đánh giáCách cho điểmChuẩn đánh giá
1Rất hiệu quả54,21 – 5,0
2Khá hiệu quả43,41 – 4,2
3Trung bình32,61 – 3,4
4Ít hiệu quả21,81- 2,60
5Không hiệu quả11,0 – 1,8

   2.1 Thực trạng Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

Qua khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về mức độ hiệu quả công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học dựa trên vị trí việc làm đã được phê duyệt của Trường/Khoa, mức độ hiệu quả của công tác này tác động nhiều đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học với X=4,14

Bảng 2.1. Đánh giá mức độ hiệu quả của giảng viên và nghiên cứu viên về công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

TTNội dungKhông hiệu quảÍt hiệu quảTrung bìnhKhá hiệu quảRất hiệu quảThứ bậc
SL%SL%SL%SL%SL%  
 Xây dựng Quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học
1Công tác quy hoạch dài hạn của các đơn vị trong Trường00003529615124223.919
2Công tác quy hoạch trung hạn của các đơn vị trong Trường00002420675629244.047
3Công tác quy hoạch ngắn hạn của các đơn vị trong Trường0011998524348404.145
4Đánh giá nhu cầu về đào tạo của đội ngũ cán bộ khoa học thuộc các đơn vị trong Trường003387625247394.281
5Đánh giá nhu cầu nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của đội ngũ cán bộ khoa học thuộc các đơn vị trong Trường00221613605042354.184
6Tuân theo quy định hiện hành của nhà nước và ĐHQGHN về công tác quy hoạch cán bộ00003025373153444.193
7Tuân theo quy trình công khai và minh bạch00333025504237314.018
8Tuân theo quy định công khai và minh bạch00331613564745384.193
9Tuân theo tiêu chí, công khai và minh bạch00331613695832274.086
10Quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học dựa trên chiến lược phát triển đã được phê duyệt của ĐHQGHN/Trường/Khoa00001714564747394.252
11Quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học dựa trên đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt của ĐHQGHN/Trường/Khoa00001613544550424.281
Trung bình          4.14 

Về xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học bao gồm nhiều công tác và mức độ hiệu quả của từng công tác có sự khác biệt. Công tác về Quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học dựa trên đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt của ĐHQGHN/Trường/Khoa được đánh giá hiệu quả lớn nhất với điểm trung bình 4.28, trong đó có 42% đánh giá rất hiệu quả, 45% đánh giá khá hiệu quả, 13% đánh giá trung bình và không có đánh giá nào ít hiệu quả và không hiệu quả.

Tuy nhiên qua khảo sát thì công tác quy hoạch dài hạn của các đơn vị trong Trường được đánh giá ít hiệu quả nhất, cho thấy việc quy hoạch dài hạn cần được quan tâm hơn nữa của Ban Giám hiệu nhà trường cùng với đội ngũ quản lý của các đơn vị/Khoa trong trường về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học sao cho phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của Khoa, nhà Trường và ĐHQGHN.

   2.2 Thực trạng Tuyển dụng đội ngũ cán bộ khoa học

Qua khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về mức độ hiệu quả công tác về công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ khoa học.

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả của giảng viên và nghiên cứu viên về công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ khoa học

TTNội dungKhông hiệu quảÍt hiệu quảTrung bìnhKhá hiệu quảRất hiệu quảThứ bậc
SL%SL%SL%SL%SL%  
 Tuyển dụng đội ngũ cán bộ khoa học  
1Tuyển dụng cán bộ khoa học dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước (Luật Viên chức, Luật công chức) và ĐHQGHN00111210635344374.252
2Quy trình tuyển dụng nhân sự được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau00001815403362524.371
 Trung bình          4.31 
 Lựa chọn và đề bạt đội ngũ cán bộ khoa học
3Thực hiện các quy định về các tiêu chí đề bạt nhân sự cán bộ khoa học của ĐHQGHN và Trường00001210514357484.381
4Thực hiện các quy định về các tiêu chí bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự cán bộ khoa học của ĐHQGHN và Trường003387605049414.292
5Quy trình bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau00001916574844374.213
 Trung bình          4.3 

Đối với cán bộ khoa học mới: công tác này dựa trên vị trí việc làm đã được phê duyệt của Trường/Khoa, mức độ hiệu quả của công tác này tác động nhiều đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học với điểm trung bình là 4.31/5.

Trong đó nội dung về quy trình tuyển dụng nhân sự được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau được đánh giá hiệu quả nhất với điểm trung bình là 4.37, trong đó có 52% đánh rất hiệu quả, 33% đánh giá hiệu quả, 15% đánh giá trung bình, không có phiếu nào trả lời ít hiệu quả và không hiệu quả. Xếp cuối là nội dung tuyển dụng cán bộ khoa học dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước (Luật Viên chức, Luật công chức) và ĐHQGHN với điểm trung bình là 4.25/5.

Đối với cán bộ khoa học đã qua tuyển dụng: trong đó công tác lựa chọn và đề bạt đội ngũ cán bộ khoa học với điểm trung bình là 4.3/5.

Trong đó mức độ hiệu quả thực hiện các quy định về các tiêu chí đề bạt nhân sự cán bộ khoa học của ĐHQGHN và Trường, được đánh giá mức độ hiệu quả nhất với điểm trung bình là 4.38. Các nội dung tiếp theo là thực hiện các quy định về các tiêu chí bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự cán bộ khoa học của ĐHQGHN và Trường với điểm trung bình là 4.29 điểm, xếp cuối là quy trình bổ nhiệm và sắp xếp nhân sự được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức khác nhau với điểm trung bình là 4.21 điểm, trong đó việc đưa thông tin lên các công thông tin điện tử, email, bảng thông tin nội bộ…. nhà Trường/Khoa/đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế.

2.3 Thực trạng Sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học

Qua khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về mức độ hiệu quả công tác về công tác sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học được đánh giá ở mức độ khá hiệu quả, với điểm trung bình là 4.2/5 (điểm).

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học

TTNội dungKhông hiệu quảÍt hiệu quảTrung bìnhKhá hiệu quảRất hiệu quảThứ bậc
SL%SL%SL%SL%SL%  
 Công việc đội ngũ cán bộ khoa học
1Thực hiện văn bản quy định về các tiêu chuẩn năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học00002622564738324.103
2Thực hiện bản mô tả vị trí công việc (Đề án vị trí việc làm)00002319514346384.192
3Thực hiện quy định khối lượng công việc của đội ngũ cán bộ khoa học00111311544552434.311
 Trung bình          4.2 

Qua bảng khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về mức độ hiệu quả về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong năm học được đánh giá ở mức độ khá hiệu quả, với điểm trung bình là 3.84/5 (điểm).

Trong đó mức độ hiệu quả thực hiện Báo cáo khoa học tại các hội nghị trong nước của đội ngũ cán bộ khoa học, được đánh giá mức độ hiệu quả nhất với điểm trung bình là 4.04/5 (điểm), cho thấy đội ngũ cán bộ khoa học đã rất chủ động, tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Xếp cuối, là nội dung về Chủ trì đề tài từ cấp cơ sở trở lên được đánh giá với điểm trung bình là 3.71/5 (điểm), cho thấy các cán bộ khoa học công nghệ đặc biệt là các giảng viên và cán bộ nghiên cứu trẻ cần chủ động và nhiệt tình hơn nữa trong việc đăng ký chủ trì các đề tài cấp cơ sở để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và tích lũy kinh nghiệm, từ đó chủ trì các đề tài cấp cao hơn.

   2.4 Thực trạng Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học

Qua bảng khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về mức độ hiệu quả về về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học được đánh giá ở mức độ khá hiệu quả, với điểm trung bình là 4.15/5 (điểm).

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả về đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ khoa học

TTNội dungKhông hiệu quảÍt hiệu quảTrung bìnhKhá hiệu quảRất hiệu quảThứ bậc
SL%SL%SL%SL%SL%  
 Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ
1Kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học0076108514352434.234
2Kế hoạch trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên00541412463855464.261
3Kế hoạch ngắn hạn về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên00541815393358484.252
4Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế về các hoạt động tổ chức, đào tạo00761613403357484.233
5Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học được xây dựng dựa trên nhu cầu được đào tạo00542319574835294.029
6Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng dựa trên yêu cầu phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học00542319554637314.038
7Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn đội ngũ cán bộ khoa học được xây dựng dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ00541815564741344.116
8Trường/Khoa triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học00542521393351434.135
9Các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học được cải thiện dựa trên các kết quả rà soát, đánh giá00433126393346384.067
 Trung bình005.34.319.816.446.939.348.040.04.15 

Trong đó mức độ hiệu quả thực hiện quy định khối lượng công việc của đội ngũ cán bộ khoa học, được đánh giá mức độ rất hiệu quả nhất với điểm trung bình là 4.31/5 (điểm), cho thấy đội ngũ cán bộ khoa học đã thực hiện rất tốt các công việc theo quy định của Trường và ĐHQGHN, Nhà nước. Còn các nội dung tiếp theo là thực hiện bản mô tả vị trí công việc (Đề án vị trí việc làm) với điểm trung bình 4.19/5 (điểm); thực hiện văn bản quy định về các tiêu chuẩn năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học với điểm trung bình 4.10/5 (điểm) được đánh giá thực hiện khá hiệu quả.

   2.5 Thực trạng Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học

Qua bảng khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên, nghiên cứu viên của Trường ĐHKHTN cho thấy thực trạng về Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học trong đó có nội dung về Quản trị theo kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học được đánh giá khá hiệu quả với điểm trung bình là 4.17/5 (điểm); nội dung về Quản trị kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học tạo động lực hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng được đánh giá rất hiệu quả với điểm trung bình là 4.22/5 (điểm).

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hiệu quả về Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học

TTNội dungKhông hiệu quảÍt hiệu quảTrung bìnhKhá hiệu quảRất hiệu quảThứ bậc
SL%SL%SL%SL%SL%  
 Quản trị theo kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học
1Quy trình, tiêu chí để đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ khoa học được xây dựng00222823322758484.222
2Công việc của đội ngũ cán bộ khoa học được đánh giá00222622574835294.043
3Đánh giá kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học được thực hiện công khai, minh bạch.00222017433655464.261
 Trung bình 4.17 
 Quản trị kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học tạo động lực hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
4Kết quả đánh giá được sử dụng trong công tác thi đua khen thưởng và công nhận của Trường, ĐHQGHN, các cấp có thẩm quyền00431714463853444.232
5Kết quả đánh giá được sử dụng làm căn cứ để xác định đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng00431815473951434.211
 Trung bình 4.22 

Trong đó nội dung về Đánh giá kết quả công việc của đội ngũ cán bộ khoa học được thực hiện công khai, minh bạch và Kết quả đánh giá được sử dụng trong công tác thi đua khen thưởng và công nhận của Trường, ĐHQGHN, các cấp có thẩm quyền được đánh giá mức độ rất hiệu quả và cao nhất với điểm trung bình lần lượt là 4.26/5 (điểm) và 4.23/5 điểm. Xếp cuối là nội dung về công việc của đội ngũ cán bộ khoa học được đánh giá khá hiệu quả với điểm trung bình là 4.04/5 (điểm) và nội dung về kết quả đánh giá được sử dụng làm căn cứ để xác định đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng với điểm trung bình là 4.21/5 (điểm).

   2.6 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận ĐBCL tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN ban hành để định hướng cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, nhờ đó mà quá trình tiến hành công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học được tiến hành thuận lợi. Trường ĐHKHTN đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao, đi đầu trong cả nước cũng như nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học. Trường xây dựng được hệ thống online về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như nhận thức chính trị góp phần xây dựng một đội ngũ nghiên cứu mạnh. Ngoài ra, Trường ĐHKHTN đã có một số chế độ chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học, tuy chưa nhiều nhưng cũng góp một phần vào công cuộc phát triển đội ngũ sau này.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, từ kết quả khảo sát và nghiên cứu tài liệu có thể đưa ra một số vấn đề cần được khắc phục trong thời gian tới:

– Việc phát triển các sản phẩm ứng dụng, có giá trị chuyển giao cao hiện còn chưa tương xứng với tiềm lực khoa học và công nghệ của Trường.

– Một số đơn vị nghiên cứu chưa thu hút được đủ cán bộ chuyên môn, vì vậy hiệu quả hoạt động nghiên cứu còn hạn chế…

– Các nhóm nghiên cứu mạnh mặc dù đã rất cố gắng triển khai các hoạt động nghiên cứu và đạt được những kết quả nổi bật, nhưng cho đến nay mới chỉ nhận được sự hỗ trợ của Trường mà chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ ĐHQGHN nên chưa thể phát huy hết được năng lực nghiên cứu.

– Các hoạt động kết nối với doanh nghiệp và địa phương chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Lượng kinh phí thu hút được chưa còn thấp so với tiềm lực về khoa học và công nghệ của Trường.

– Việc thực hiện một số đề tài cấp ĐHQGHN và cấp Nhà nước còn bị chậm. Một số đề tài cấp ĐHQGHN đã hết hạn nhưng vẫn chưa đạt được sản phẩm đã đăng ký.

– Cơ sở vật chất để triển khai các hoạt động nghiên cứu còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Hiệu quả khai thác sử dụng thiết bị được đầu tư ở một số đơn vị chưa cao.

– Nguồn để tuyển giảng viên chưa dồi dào, việc thu hút các nhà khoa học có trình độ cao về Trường công tác còn hạn chế do tình trạng thu nhập thấp của cán bộ làm việc trong lĩnh vực khoa học cơ bản so với nhiều ngành khác của xã hội.

2.7 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo cách tiếp cận ĐBCL tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Từ thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận ĐBCL và theo nghiên cứu các tài liệu báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của AUN-QA tại Trường ĐHKHTN, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp về phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL như sau:

  • Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của Trường ĐHKHTN và Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Biện pháp 2: Tăng cường công tác tham mưu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học        
  • Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ khoa học
  • Biện pháp 4: Đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học theo hướng gắn với kết quả thực hiện được giao
  • Biện pháp 5: Thực hiện xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học
  • Biện pháp 6: Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 120 cán bộ (trong đó có 10 cán bộ quản lý Ban Chủ nhiệm Khoa, Trưởng/Phó Bộ môn, Phòng Tổ chức cán bộ; 110 giảng viên, nghiên cứu viên đại diện các Khoa của Trường ĐHKHTN) nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp này.

Qua kết quả thu được từ các phiếu khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp được chúng tôi đề xuất, đánh giá chung của đối tượng được khảo sát cho thấy 6 biện pháp đều rất cần thiết trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ khoa học tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lượng (cả 6 biện pháp đều được đánh giá ở trên mức 4,2/5). Kết quả này cho thấy cả 6 biện pháp này đều có thể nghiên cứu và đưa vào triển khai thực tiễn trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để cụ thể hóa được các biện pháp và có đầu tư hiệu quả, tác giả đã thực hiện khảo sát mức độ khả thi đối với việc triển khai 6 biện pháp này tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Bảng 2.7. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL

TTBiện pháp quản lýMức độ cần thiếtMức độ khả thi
Thứ bậcThứ bậc
1Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN4.7814.411
2Tăng cường công tác tham mưu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học4.6734.344
3Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ khoa học4.7224.393
4Đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học theo hướng gắn với kết quả thực hiện được giáo4.7814.402
5Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học4.6543.526
6Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học4.6543.555
Trung bình4.70 4.10 

Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở bảng 6 về tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL cho thấy với 6 biện pháp tác giả đưa ra đều có tính khả thi, được đánh giá với mức trung bình là 4.10/5. Tuy nhiên cũng với kết quả thu được từ các phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp được tác giả đề xuất, kết quả cho thấy có 4 biện pháp được đánh giá ở mức “Rất khả thi” bao gồm: Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN; Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên; Đánh giá đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên theo hướng gắn với kết quả thực hiện được giao; kết quả cho thấy có thể đưa vào triển khai thực tế tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Tuy nhiên, có 2 biện pháp “Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên” và “Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học” được đánh giá ở mức khả thi (kết quả đánh giá lần lượt là 3,52/5 và 3,55/5) cho thấy mức độ khả thi của 2 biện pháp này không quá cao, cần cân nhắc đưa vào triển khai thực tế và cần có hoạt động điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường.

Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ khoa học Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL, luận văn sử dụng công thức tính tương quan Pearson để tính toán

Hệ số tương quan Pearson

TTBiện pháp quản lýHệ số tương quan PearsonSig (2-tailed)
1Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN0.3840.000
2Tăng cường công tác tham mưu với cấp có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học0.4180.000
3Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ khoa học0.4820.000
4Đánh giá đội ngũ cán bộ khoa học theo hướng gắn với kết quả thực hiện được giao0.4320.000
5Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học-0.1830.045
6Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học0.3220.000

Kết quả cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất đều có tương quan ở mức ý nghĩa 95% (tất cả sig (2-tailed) đều nhỏ hơn 0.05). Trong đó, ngoại trừ 5 biện pháp có tương quan thuận (mức độ tương quan dương) thì có biện pháp 5 “Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học” có tương quan nghịch (đối tượng khảo sát cho rằng rất cần thiết nhưng mức khả thi không cao với mức tương quan -0,183). Kết quả tương quan này cho thấy, mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp 5 là không phù hợp – thể hiện qua mức độ cần thiết của biện pháp 5 là 4,77 (cao thứ 3) trong khi mức độ khả thi chỉ là 3,52 (thấp nhất trong 6 biện pháp). Từ đánh giá tương quan của kết quả khảo sát, có thể thấy rằng biện pháp 5 chưa phù hợp để đưa vào triển khai thực tế.

Trong số 5 biện pháp có mức độ tương quan thuận, biện pháp 1 và biện pháp 6 cần xem xét có hình thức triển khai cụ thể để có hiệu quả tốt nhất trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học khi có mức tương quan thuận trong khoảng 0,2-0,4. Ngoài ra, 3 biện pháp còn lại đều có mức tương quan thuận từ 0,41-0,6 cho thấy có tương quan thuận trung bình giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi, qua đó có thể trực tiếp triển khai trong thực tế – đặc biệt là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ khoa học” khi có mức tương quan lớn nhất trong 6 biện pháp – tương quan 0,482.

3. Kết luận

Nghiên cứu đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, đánh giá công tác phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trong quá trình khảo sát và thu thập đó tôi nhận thấy cách quản lý, phát triển đội ngũ của Trường ĐHKHTN với đặc thù đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản, nên Trường có một số đặc điểm khác so với các Trường đại học, cơ quan quản lý giáo dục hay một cơ sở nghiên cứu nào đó trong cả nước. Đó là: trên cơ sở chấp hành các quy định chung của một cơ quan nhà nước và ĐHQGHN và một số quy định riêng của Trường thì việc quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học cần có kế hoạch và chính sách linh hoạt, mềm dẻo trong việc quản lý thời gian đào tạo và nghiên cứu.

Để phát triển đội ngũ cán bộ khoa học ĐHKHTN, ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL thực hiện đồng bộ 6 biện pháp đã trình bày trong nghiên cứu. Trường có thể cân nhắc thực hiện triển khai 4 biện pháp: Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN; Hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học theo mục tiêu và định hướng phát triển của ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên; Đánh giá đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên theo hướng gắn với kết quả thực hiện được giao và nghiên cứu có hình thức triển khai 2 biện pháp Thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ khoa học; Định kỳ rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị.

Ngoài ra nhà Trường cần phải có những chính sách, giải pháp linh hoạt như sau:

– Cần tăng cường đầu tư nguồn lực cho đội ngũ cán bộ của Trường (bao gồm cả kinh phí).

– Cần có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là những người được đào tạo bài bản ở nước ngoài và các cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn về công tác tại Trường.

– Cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, đặc biệt là đội ngũ kế cận đã có kinh nghiệm quản lý.

– Tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý bậc trung; giảm bớt công việc hành chính cho đội ngũ cán bộ khoa học.

– Tạo động lực và có chính sách khen thưởng hoặc trao tặng các danh hiệu cho các cán bộ khoa học xuất sắc.

– Rà soát và cải tiến chính sách, quy trình quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học cho phù hợp với thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AUN (2016). Guide to AUN-QA assessment at institutional level. AUN

Berings D., Beerten Z., Hulpiau V., Verhesschen P. (2010), Quality culture in higher education: from theory to practive, Hogesschool – Universiteit Brussel (HUB), Human Relations Research Group.

Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030: https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1918/N10051/CHIeN-LuoC-PHaT-TRIeN-daI-HoC-QUoC-GIA-Ha-NoI-deN-NaM-2020-TaM-NHiN-2030.htm

Chiến lược phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (2015), theo Quyết định số 2633/QĐ-ĐHKHTN ngày 22/7/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN

Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Asean (2016), “Hướng dẫn đánh giá cơ sở giáo dục của mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Asean (Phiên bản 2.0)”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngọc, L.Đ. (2008), Văn hóa tổ chức, Trung tâm Kiểm định đo lường và Đánh giá chất lượng giáo dục (CAMEEQ), Hà Nội

Thanh, P.X. (2009), Xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học trên lộ trình hình thành văn hóa chất lượng của nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN-QA – Phiên bản 3 (10/2015): http://ktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Tai%20lieu/Guide%20to%20AUN-QA%20Assessment%20at%20Programme%20Level%20Version%203_2015.pdf

Sallis E. (1993), Total Quality Managenment in Education. Kogan Page, London.

SEAMEO (2002), Proposal: Implimentation of regional quality assurance policy in Southeast Asian higher education, SEAMEO Regional Centre for Higher Education and Development.

UNESCO (2011), Making basic ternalchoices for external quality, Module 1 – External quality assurance: options for higher education managers, UNESCO.

Theo Nguyễn Minh Ngọc, Ngô Tiến Nhật (2021), Sách chuyên khảo “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học: Lý luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Leave a reply