Triển khai công tác hỗ trợ sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Công tác hỗ trợ sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng song song với nội dung, chất lượng của giảng dạy. Công tác sinh viên bao gồm các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến cá nhân, tài chính, tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ sinh viên khuyết tật (Jaswinder K. Dhillon, 2005). Thông qua nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Anh Quốc với khách thể nghiên cứu là 200 sinh viên và 16 giảng viên,  Jaswinder Dhillon đã khẳng định các dịch vụ của công tác sinh viên góp phần vào nâng cao chất lượng trải nghiệm học tập và thành tích học tập của sinh viên. Công tác hỗ trợ sinh viên kém hiệu quả cũng là một trong những yếu tố làm cho sinh viên tạm ngừng lại quá trình học (Jaswinder K. Dhillon, 2005). Trong nghiên cứu của P.Martinez đối với 9000 sinh viên, P.Martinez nhận thấy sự hỗ trợ cho sinh viên là một trong những yếu tố sinh viên quyết định có ở lại trường đại học hay không (P.Martinez và cộng sự, 1998). Công tác hỗ trợ sinh viên là một thành phần quan trọng khác của một môi trường học tập hiệu quả. Mỗi sinh viên có những nhu cầu hỗ trợ khác nhau. Hỗ trợ sinh viên được đánh giá có hiệu quả qua bốn yếu tố: Tư vấn; Thuật ngữ giàn giáo; Sự hỗ trợ từ những sinh viên khác; Sự phản hồi của sinh viên (Tony Bates, 2014). Với tầm quan trọng đó, công tác hỗ trợ sinh viên trở thành một trong những tiêu chuẩn xác định chất lượng của chương trình đào tạo CTĐT hoặc cơ sở giáo dục. Công tác hỗ trợ sinh viên được đề cập đến trong tiêu chuẩn 8 của Bộ tiêu chuẩn của Hội đồng công nhận kỹ thuật và công nghệ (ABET – một tổ chức kiểm định thành lập năm 1932 bởi hiệp hội các ngành nghề của Hoa Kỳ); các tiêu chí 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 6.11 trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Hội đồng trường học vùng England năm 2005 (NEASC – một tổ chức kiểm định được thành lập năm 1885 tại Hoa Kỳ); tiêu chuẩn 3 trong Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Hội đồng kiểm định các trường học và CTĐT về kinh doanh Hoa Kỳ (ACBSP); tiêu chuẩn 8 trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).

Tính đến thời điểm tháng 12/2019, ĐHQGHN đã có 37 CTĐT được kiểm định chất lượng theo trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Trong đó các CTĐT được đánh giá theo phiên bản 3.0, có điểm tiêu chuẩn 8 (người học và hoạt động hỗ trợ người học) nằm trong khoảng từ 4 – 5 (Đáp ứng đầy đủ yêu cầu như mong đợi và Tốt hơn mức đáp ứng đầy đủ yêu cầu), không có CTĐT nào có tiêu chuẩn 8 bị đánh giá ở mức 3 (Không đáp ứng yêu cầu nhưng chỉ cần cải thiện nhỏ sẽ đáp ứng đầy đủ). Tuy nhiên cũng không có CTĐT nào đạt được mức 6 (Là ví dụ về điển hình tốt nhất) và mức 7 (Tuyệt vời – Ví dụ về đẳng cấp thế giới hoặc điển hình hàng đầu). Để có cơ sở khoa học cho những giải pháp nhằm cải tiến công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN đáp ứng tốt hơn các yêu cầu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN-QA, tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ sinh viên đối với công tác này tại 06 trường đại học thành viên của ĐHQGHN.

 2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp là một phương pháp phân tích tài liệu định tính. Phương pháp này được tiến hành bắt đầu từ thu thập những tài liệu, dữ liệu đã có sẵn như: Kết quả kiểm định chất lượng của 37 CTĐT tại ĐHQGHN; các bài báo trong và ngoài nước; các văn bản của ĐHQGHN và các đơn vị các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN có liên quan đến công tác sinh viên; thông tin từ các website của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGN.

2.2. Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi

Để triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng bảng hỏi để khảo sát. Nội dung khảo sát gồm: i) Sự hiểu biết của sinh viên về công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN; ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ; iii) Các nguồn tiếp cận thông tin hỗ trợ của sinh viên; iv) Mức độ tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN; v) Mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ; vi) Đánh giá chất lượng và sự hài lòng của sinh viên về các hoạt động hỗ trợ. Từ những nội dung i, ii, iv, v, vi của khảo sát này, nghiên cứu sẽ khái quát được thực trạng triển khai công tác hỗ trợ sinh viên hiện nay tại ĐHQGHN. Từ nội dung iii của khảo sát, nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát sự tiến bộ của sinh viên, bám sát tiêu chí 8.3 trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN-QA.

Dữ liệu khảo sát được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS. Thang đo từ 1 đến 4, ý nghĩa tháng đo được thể hiện như sau:

1.0 – 1.751.75 – 2.52.5 – 3.253.25 – 4.0
Không bao giờThỉnh thoảngThường xuyênRất thường xuyên

Để đảm bảo tính đại diện, tác giả tiến hành khảo sát tại 06 trường đại học thành viên của ĐHQGHN bởi đây là những đơn vị có hệ thống công tác sinh viên đã hoàn thiện về mô hình tổ chức, đa dạng, phong phú về các hoạt động hỗ trợ.

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo số lượng sinh viên của 06 trường trên trong năm 2018. Quy mô mẫu là 400 sinh viên. Sau khi xử lý kiểm tra tính hợp lệ của các khiếu khảo sát, dữ liệu của đề tài còn 367 phiếu.

Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả, trong đó tác giả sử dụng:

– Kiểm định Levene (kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể) được sử dụng để kiểm định giả thuyết. Nếu sig <= 0.05: bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt phương sai một cách có ý nghĩa giữa các nhóm giá trị. Nếu sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai một cách có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giá trị.

– Kiểm định Anova (hay còn gọi là phân tích phương sai) được sử dụng xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy. Kiểm định này đủ điều kiện thực hiện khi kiểm định levene có sig > 0.05. Khi thực hiện kiểm định Anova, nếu Sig <=0.05: bác bỏ H0, đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc, nếu Sig >0.05: chấp nhận H0, chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc

– Kiểm định Chi bình phương (hay còn gọi là kiểm định Crosstab) được sử dụng để tìm hiểu xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến định tính hay biến phân loại trong cùng một tập dữ liệu hay không.

Câu hỏi nghiên cứu

  • Thực trạng công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN hiện nay? Sinh viên có hài lòng với các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN?
  • Hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập của sinh viên tại ĐHQGHN có hiệu quả không?

Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu khảo sát sinh viên gồm 367 người, trong đó có 156 sinh viên nam, 191 sinh viên nữ thuộc sinh viên các năm thứ 2, 3, 4.

Bảng 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Nội dungSố lượng (người)Tỷ lệ (%)
I. Giới tính
Nam15645
Nữ19155
Missing20 
Tổng số367100
II. Đơn vị đào tạo
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên10328,2
Trường ĐH KHXH&NV5715,6
Trường ĐH Ngoại ngữ4913,4
Trường ĐH Kinh tế5414,8
Trường ĐH Công nghệ4512,3
Trườg ĐH Giáo dục5715,6
Missing20
Tổng367100
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Thực trạng công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN

3.1.1. Mức độ tổ chức các hoạt động trong công tác hỗ trợ sinh viên

Trong 32 hoạt động hỗ trợ sinh viên được khảo sát tại ĐHQGHN, nhìn chung các hoạt động hỗ trợ được tổ chức khá thường xuyên (trung bình dao động trong khoảng 2,6 đến 3,0) (phụ lục 1). Ở mỗi đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN, mức độ tổ chức các hoạt động hỗ trợ là khác nhau. Các hoạt động hỗ trợ tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đều được tổ chức ở mức độ thường xuyên, nhưng tại Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Ngoại ngữ tổ chức ở mức thỉnh thoảng và khá thường xuyên. Một số các hoạt động hỗ trợ trong học tập như Hướng dẫn lập kế hoạch học tập/đăng kí môn học tại Trường ĐK Khoa học Tự nhiên , Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Kinh tế được tổ chức từ thường xuyên đến rất thường xuyên (trung bình lần lượt là 2,8; 3,0; 3,4) nhưng Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Ngoại ngữ chỉ thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động này (trung bình lần lượt là 2,1; 2,2). Hoạt động Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường tại Trường ĐK Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế được tổ chức rất thường xuyên (3,3; 3,6) nhưng tại Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ được tổ chức ở mức độ thỉnh thoảng (2,1; 2,2).

3.1.2. Mức độ tham gia vào hoạt động hỗ trợ của sinh viên

Nhu cầu tham gia các hoạt động của sinh viên các năm có sự khác biệt. Cụ thể, theo bảng phân tích trung bình mức độ tham gia của sinh viên các năm như sau (Phụ lục 2):

Sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 4 có mức độ tham gia các hoạt động hỗ trợ khá giống nhau. Sinh viên năm thứ 2 tham gia thường xuyên vào các hoạt động như: Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên; Cung cấp thông tin về nguồn học bổng và cách tiếp cận; Hướng dẫn tham gia các hoạt động phản hồi đánh giá giảng viên, chương trình học, đơn vị đào tạo; Tuần lễ hội nhập/Tuần lễ học tập chính trị đầu năm; Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị; Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/Trường; Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện; Theo dõi kết quả học tập/cảnh báo học vụ, Kế hoạch học tập/đăng kí môn học. Đây là các hoạt động mà sinh viên cần tìm hiểu nhiều để có thêm những hiểu biết, kiến thức để tham gia vào môi trường đại học, một môi trường có nhiều sự khác biệt với môi trường trung học phổ thông.

Sinh viên năm thứ 4 có cùng xu hướng tham gia vào các hoạt động trên như năm thứ 2. Ngoài ra, sinh viên năm thứ 4 còn tham gia ở mức thường xuyên vào các hoạt động: Hoạt động hướng nghiệp/giới thiệu việc làm; Các buổi tham quan các cơ quan, xí nghiệp; Các buổi gặp gỡ và trao đổi với cựu sinh viên; Các lớp dạy kỹ năng mềm; Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường; Tư vấn, hướng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chương trình/học cao học; Hướng dẫn liên hệ thực tập thực tế; Tư vấn/định hướng làm khóa luận tốt nghiệp; Quy trình phúc khảo/bảo lưu kết quả học tập; Thảo luận về phương pháp học tập, sinh hoạt theo chuyên đề. Đó là những hoạt động liên quan trực tiếp đến nhu cầu của sinh viên năm cuối. Họ cần tìm hiểu nhiều thông tin từ các hoạt động này để hoàn thành chương trình học tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong các hoạt động trên, sinh viên tham gia ở mức rất thường xuyên vào hoạt động liên hệ thực tập (trung bình 3,7). Đây cũng là hoạt động sinh viên tham gia nhiều nhất tính trung bình trong 4 năm học tập tại ĐHQGHN.

So với sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 4, sinh viên năm thứ 3 có mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ thấp hơn. Chẳng hạn như hoạt động hỗ trợ về phương pháp học tập sinh viên năm thứ 3 có mức độ tham gia ít (mức độ thỉnh thoảng). Có thể nhận định rằng, sau hai năm học tập và rèn luyện, sinh viên năm 3 đã bắt đầu nắm bắt được cách thức, phương pháp học tập phù hợp nên nhu cầu sẽ ít hơn. Đến năm thứ 4, hoạt động hỗ trợ về phương pháp học tập lại được họ tham gia thường xuyên. Điều này có thể lý giải được bởi sinh viên cần được hỗ trợ cho hoạt động thực tập/thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp – một hình thức đánh giá học tập mới mẻ và quan trọng so với 3 năm đầu tiên của chương trình học.

Nhìn chung, sinh viên đều cho rằng các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN đều đáp ứng được nhu cầu của họ và họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động này. Tuy nhiên, không có hoạt động hỗ trợ nào ở mức hoàn toàn đáp ứng nhu cầu và mức hoàn toàn hài lòng (Phụ lục 3).

3.1.3.  Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào các hoạt động hỗ trợ của sinh viên

Sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN

Theo quyết định số 32/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về việc ban hành Quy chế Công tác sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, công tác sinh viên tại ĐHQGHN bao gồm các hoạt động: i) Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hướng nghiệp; ii) Tổ chức các hoạt động giải trí, giao lưu văn nghệ; iii) Quản lý sinh viên; iv) Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần; v) Giáo dục đào tạo; vi) Tuyên truyền chính sách; vii) Cung cấp nơi ở cho sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần sinh viên đều nhận thức được nội dung của công tác sinh viên tại ĐHQGHN. Trên 50% số sinh viên khảo sát cho rằng công tác hỗ trợ sinh viên gồm các nội dung từ i đến vi. Với nội dung nhận thức công tác hỗ trợ sinh viên là các hoạt động Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hướng nghiệp, Tổ chức các hoạt động giải trí, giao lưu văn nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 67,7% và 66%). Rất ít sinh viên cho rằng công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN bao gồm hoạt động cung cấp, hỗ trợ nơi ở cho sinh viên.

Biểu đồ 3.1. Sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ sinh viên

Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Đa phần, sinh viên chưa hiểu được đầy đủ các nội dung hỗ trợ sinh viên như trong Quy chế về hoạt động của công tác sinh viên (ban hành theo QĐ số 32 QĐ-ĐHQGHN ngày 05/01/2017 của ĐHQGHN). Trong các nội dung của công tác hỗ trợ, nội dung “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, hướng nghiệp” được sinh viên lựa chọn nhiều nhất (với sự lựa chọn của 246 sinh viên, chiếm 67,4% trên tổng số sinh viên được khảo sát). Hoạt động cung cấp nơi ở cho sinh viên được lựa chọn ít nhất (105 sinh viên, chiếm 28,2 phần trăm trên tổng số sinh viên được khảo sát).

Thực hiện kiểm định Levene để tìm hiểu mức ý nghĩa giữa nội dung hiểu biết của sinh viên (04 nhóm hoạt động được sinh viên lựa chọn nhiều nhất) với sự tham giam của sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, ta có:

Bảng 3.1. Kiểm định levene giữa sự hiểu biết của sinh viên với sự tham gia các hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên

Test of Homogeneity of Variances
 Levene Statisticdf1df2Sig.
Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp/hướng nghiệp16.5033357.000
Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa33.0693357.000
Quản lý sinh viên7.8123356.000
Giáo dục đào tạo7.4203358.000
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Đối với các hoạt động hỗ trợ liên quan đến học tập, nghiên cứu khoa học. Ta có Sig thống kê = 0.000 < 0,05 cho thấy phương sai giữa hai nhóm hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học và nhóm sự hiểu biết của sinh viên về hoạt động hỗ trợ có sự khác biệt. Do đó kết quả phân tích Anova có thể sử dụng:

Bảng 3.2. Kết quả kiểm định Anova giữa sự hiểu biết của sinh viên với sự tham gia các hoạt động hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên

ANOVA
 Sum of SquaresdfMean SquareFSig.
Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp/hướng nghiệpBetween Groups5.53741.3846.710.000
Within Groups73.648357.206  
Total79.185361   
Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóaBetween Groups5.91941.4807.017.000
Within Groups75.288357.211  
Total81.207361   
Quản lý sinh viênBetween Groups1.7324.4331.748.139
Within Groups88.152356.248  
Total89.884360   
Giáo dục đào tạoBetween Groups1.8024.4511.827.123
Within Groups88.286358.247  
Total90.088362   
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Kết quả kiểm định Anova Sự hiểu biết của sinh viên cho rằng hoạt động hỗ trợ là Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp/hướng nghiệp Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa có mức ý nghĩa là 0.000 <0.05. Như vậy ta có thể khẳng định có sự khác nhau về mức độ tham gia hoạt động học tập, nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ giữa các nhóm có và không hiểu biết về nội dung của các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN.

Tiếp tục thực hiện kiểm định Levene giữa sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ với sự tham gia học các khóa đào tạo kỹ năng mềm.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm định Levene giữa sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ với sự tham gia học các khóa đào tạo kỹ năng mềm

Test of Homogeneity of Variances
 Levene Statisticdf1df2Sig.
Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp/hướng nghiệp15.0383358.000
Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa19.1443358.000
Cung cấp nơi ở cho sinh viên7.0633358.000
Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần.8013358.494
Quản lý sinh viên6.8463357.000
Tuyên truyền chính sách4.1753358.006
Giáo dục đào tạo2.5723359.054
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Ta có mức ý nghĩa của Sự hiểu biết cho rằng nội dung của công tác sinh viên là Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp/hướng nghiệp, Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa, Cung cấp nơi ở cho sinh viên, Quản lý sinh viên là 0.000 Tuyên truyền chính sách là 0.006 đủ để khẳng định sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm (Sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ với sự tham gia học các khóa đào tạo kỹ năng mềm) và đủ điều kiện để thực hiện kiểm định Anova.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm định Anova giữa sự hiểu biết của sinh viên về nội dung công tác hỗ trợ với sự tham gia học các khóa đào tạo kỹ năng mềm

ANOVA
 Sum of SquaresdfMean SquareFSig.
Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóaBetween Groups4.29131.4306.657.000
Within Groups76.916358.215  
Total81.207361   
Quản lý sinh viênBetween Groups2.7173.9063.706.012
Within Groups87.228357.244  
Total89.945360   
Tuyên truyền chính sáchBetween Groups2.6733.8913.632.013
Within Groups87.803358.245  
Total90.475361   
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Kết quả kiểm định Anova có mức ý nghĩa Sự hiểu biết cho rằng nội dung của công tác sinh viên là Tổ chức hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa (0.000), Quản lý sinh viên (0.12) Tuyên truyền chính sách (0.13) < 0.05. Ta khẳng định sự hiểu biết của sinh viên về nội dung các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động hỗ trợ của chính bản thân sinh viên.

– Các yếu tố khác tác động đến sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ

Theo kết quả khảo sát sinh viên có nhiều yếu tố tác động đến sự tham gia của họ trong các hoạt động hỗ trợ, bao gồm: i) Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ; ii) Việc tiếp cận thông tin hoạt động hỗ trợ; iii) Cơ sở trang thiết bị phục vụ hoạt động hỗ trợ; iv) Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ hỗ trợ; v) Bản thân sinh viên không có nhu cầu hỗ trợ.

Biểu đồ 3.2: Các yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động hỗ trợ của sinh viên

Trong các yếu tố trên, sinh viên cho rằng Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ Việc tiếp cận thông tin về các hoạt động hỗ trợ là hai yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào các hoạt động hỗ trợ của họ nhiều nhất (lần lượt chiếm 51,1% và 51,6%). Hầu hết ở mọi hoạt động, sinh viên đều cần có thông tin và đều cần được hỗ trợ. Sinh viên cho rằng nhu cầu của bản thân không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự tham gia của họ trong các hoạt động hỗ trợ (chiếm 74,7%).

Thực hiện kiểm định Chi – bình phương để tìm hiểu mối quan hệ của yếu tố Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ và yếu tố Tiếp cận thông tin đến sự tham gia của sinh viên trong hoạt động hỗ trợ.

Bảng 3.5. Sự tương quan giữa mức độ tham gia của sinh viên với yếu tố Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ

Mức độ tham gia của sinh viênSự đa dạng của các hoạt động hỗ trợ (%)
Hướng dẫn sinh viên tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa họcHướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa họcCung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa họcCác buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo khoa/trường
Không bao giờ3.43.94.52.2
Thỉnh thoảng16.916.016.416.3
Thường xuyên17.719.616.923.1
Rất thường xuyên13.811.813.89.6
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Trong bảng kiểm tra chéo, ta thấy sinh viên càng tham gia thường xuyên vào các hoạt động càng nhận ra rằng Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các hoạt động hỗ trợ liên quan đến nghiên cứu khoa học và hoạt động đối thoại với đội ngũ lãnh đạo quản lý của Khoa/Trường. Cụ thể, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động hỗ trợ Hướng dẫn tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa học (17,7%) cho rằng yếu tố Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ. Tương tự, sinh viên cũng cho rằng yếu tố Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các hoạt động sau: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học (19,6%), Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học (16,9%), Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo khoa/trường (23,1%). Trong đó hoạt động hỗ trợ tổ chức Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo khoa/trường chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất.

Bảng 3.6. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ của sinh viên với  yếu tố ảnh hưởng Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ

 Hướng dẫn sinh viên tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa họcHướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học
Giá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sát
Pearson Chi – bình phương15.398 (a)3.0028.439 (a)3.038
Likelihood Ration15.6683.0018.5433.036
Linear-by-Linear Association2.0001.1572.1881.139
N of Valaid Cases356  363  
 Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa họcCác buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo khoa/trường
Giá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sát
Pearson Chi – bình phương12.193 (a)4.0167.807(a)3.050
Likelihood Ration13.1124.0117.8533049
 Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa họcCác buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo khoa/trường
Giá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sát
Linear-by-Linear Association3.5901.0584.0301045
N of Valaid Cases354  363  
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Kết quả kiểm định Chi – bình phương sự tham gia của sinh viên trong các hoạt hỗ trợ có mức ý nghĩa quan sát trong khoảng từ 0.02 đến 0.50. Tức là kiểm định có độ tin cậy trong khoảng 99,8% đến 95%. Như vậy ta có đủ bằng chứng để khẳng định có mối quan hệ giữa sự tham gia của sinh viên trong hoạt động hỗ trợ và yếu tố Sự đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ.

Bảng 3.7. Sự tương quan giữa mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ của sinh viên với yếu tố ảnh hưởng Việc tiếp cận thông tin

Mức độ tham gia của sinh viênTiếp cận thông tin hỗ trợ (%)
Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa họcCác buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/  TrườngCác lớp dạy kỹ năng mềmHỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạoCung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế
Không bao giờ4.23.67.23.36.1
Thỉnh thoảng12.713.810.213.512.7
Thường xuyên22.924.518.722.117.5
Rất thường xuyên11.69.615.412.715.2
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Từ bảng kiểm tra chéo ta thấy, sinh viên cho rằng yếu tố tiếp cận các nguồn thông tin ảnh hưởng đến các hoạt động hỗ trợ liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Cụ thể, 22,9% sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động hỗ trợ Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học cho rằng yếu tố Việc tiếp cận thông tin có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ. Tương tự sinh viên cũng cho rằng yếu tố Việc tiếp cận thông tin có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong các hoạt động Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/Trường (24,5%), Các lớp dạy kỹ năng mềm (18,7%), Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạo (22,1%), Cung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế (16,6%).

Bảng 3.8. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa mức độ tham gia hoạt động hỗ trợ của sinh viên với yếu tố Tiếp cận nguồn thông tin

 Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa họcCác buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/TrườngCác lớp dạy kỹ năng mềm
Giá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sát
Pearson Chi – bình phương9.615 (a)4.0478.618 (a)3.0359.981 (a)3.019
Likelihood Ration10.4264.0348.7633.03310.0463.018
Linear-by-Linear Association2.5271.1124.4851.0341.3391.247
N of Valaid Cases354  363  363  
 Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị đào tạoCung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế
Giá trịdfMức ý nghĩa quan sátGiá trịdfMức ý nghĩa quan sát
Pearson Chi – bình phương8.649(a)3.0348.705(a)3.033
Likelihood Ration9.0313.0298.7523.033
Linear-by-Linear Association3.9801.046.0001  .997  
N of Valaid Cases362  361  
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Theo kết quả kiểm định Chi bình phương, sự tham gia của sinh viên trong các hoạt hỗ trợ có mức ý nghĩa quan sát trong khoảng từ 0.019 đến 0.047. Tức là kiểm định có độ tin cậy trong khoảng 99,8% đến 99,5%. Kết luận, ta có đủ bằng chứng để khẳng định có mối quan hệ giữa sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ với các yếu tố Tiếp cận nguồn thông tin.

3.2. Hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập của sinh viên

Hệ thống giám sát sự tiến bộ của sinh viên tại các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN bao gồm: Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ phận giáo vụ khoa, Đội ngũ cố vấn học tập, Giảng viên, Giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp. Hệ thống này giúp theo dõi, tư vấn, hỗ trợ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, chế độ chính sách cho sinh viên, sức khỏe, tâm lý…

Biểu đồ 3.3. Sơ đồ hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập của sinh viên

Theo khảo sát quy chế công tác sinh viên tại ĐHQGHN, quy chế tổ chức và hoạt động của 06 trường thành viên trong ĐHQGHN, các bộ phận, cá nhân tham gia giám sát sự tiến bộ trong học tập gồm có: Phòng Đào tạo; Phòng Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên; Bộ phận cố vấn học tập; Giảng viên; Giáo viên chủ nhiệm; Ban cán sự lớp.

Nội dung giám sát sự tiến bộ trong học tập của sinh viên bao gồm: Hướng dẫn lập kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký môn học trong CTĐT; Theo dõi kết quả học tập của sinh viên/cảnh bảo nhắc nhở khi thấy kết quả học tập của sinh viên giảm sút; Hướng dẫn quy trình phúc khảo thi/bảo lưu kết quả học tập/thôi học; Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện; Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại…

Bảng 3.9. Ý kiến phản hồi của sinh viên về các hoạt động được giám sát

STT Nội dung hoạt độngKết quả khảo sát
Không hài lòngTương đối hài lòngHài lòngRất hài lòng
1Hướng dẫn lập kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký môn học trong CTĐT826,946,718,3
2Theo dõi kết quả học tập của sinh viên/cảnh bảo nhắc nhở khi thấy kết quả học tập của sinh viên giảm sút6,623,545,523,9
3Hướng dẫn quy trình phúc khảo thi/bảo lưu kết quả học tập/thôi học12,822,839,824,5
4Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện4,420,249,325,5
5Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại11,826,441,120,7
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Trong các hoạt động trên, hoạt động Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký môn học trong CTĐT tại ĐHQGHN được sinh viên đánh giá ở mức độ hài lòng cao nhất (chiếm 46,7%), tiếp đó là hoạt động Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện (chiếm 49,3%). Hoạt động Hướng dẫn quy trình phúc khảo thi/bảo lưu kết quả học tập/thôi học và hoạt động Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại là những hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên. Tuy nhiên mức độ không hài lòng của sinh viên đối với hai hoạt động này chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 12, 8% và 11,8%.

Sinh viên tiếp cận các hoạt động hỗ trợ của nhà trường qua 5 nguồn tin chủ yếu, bao gồm: i) Địa chỉ website của Trường/Khoa; ii) Địa chỉ hội/nhóm trên mạng xã hội; iii) Bảng tin; iv) Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập; v) Đội ngũ cán bộ phòng/ban/văn phòng khoa.

Biểu đồ 3.4. Các kênh tiếp cận thông tin hỗ trợ của sinh viên

Theo dữ liệu thu được, sinh viên thường tìm thông tin hỗ trợ qua địa chỉ website của Trường/Khoa (chiếm 71,5%). Rất ít sinh viên tìm đọc các hoạt động hỗ trợ được thông báo trên các bảng tin của trường và khoa (25,5%) và không quá 50% sinh viên tìm đến Giảng viên, cố vấn học tập, đội ngũ cán bộ hỗ trợ của Trường để đề xuất mong muốn, nhu cầu của bản thân. Thực tế này cho thấy, các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cần phải cung cấp các thông tin hỗ trợ đầy đủ, hướng dẫn chi tiết trên website của Trường/Khoa (một địa chỉ sinh viên tìm đến nhiều nhất), và cần có biện pháp để tăng cường sự kết nối giữa sinh viên với đội ngũ cán bộ hỗ trợ, giảng viên, cố vấn học tập, để từ đó tăng hiệu quả hoạt đông của hệ thống giám sát sự tiến bộ của người học.

4. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đi đến kết luận như sau:

Thứ nhất, công tác sinh viên tại ĐHQGHN đã tổ chức thành hệ thống với hình thức và nội dung các hoạt động hỗ trợ khá đa dạng về giáo dục đào tạo, hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hướng nghiệp/khởi nghiệp, tư vấn tâm lý tình cảm, chăm sóc sức khỏe… Với hệ thống văn bản quản lý điều hành thống nhất, nhìn chung mức độ tổ chức các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN khá đồng đều và phần nào đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Các hoạt động này đã đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên ĐHQGHN.

Thứ hai, có sự khác nhau về nhu cầu tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên giữa sinh viên năm thứ hai, thứ ba, thứ tư. Nhưng có thể thấy, sinh viên đều cần đến mọi hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN. Ngoài những hoạt động hỗ trợ liên quan đến việc học tập, hướng nghiệp, khởi nghiệp, sinh viên còn có nhu cầu tham gia các hoạt động hỗ trợ về tư vấn tâm lý, tình cảm, giới tính, sức khỏe, các hoạt động về thủ tục hành chính, về quyền lợi, nghĩa vụ của người học… Trong tất cả 32 hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN, sinh viên cảm thấy hài lòng nhất với hoạt động Tư vấn, hướng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chương trình/học cao học, hoạt động Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường. Các hoạt động còn lại đều ở mức khá hài lòng (trong khoảng từ 2,8 đế 3,00).

Thứ ba, các yếu tố: Sự hiểu biết về nội dung công tác sinh viên, Sự đa dạng về hình thức, nội dung của các hoạt động hỗ trợ, Việc tiếp cận thông tin hỗ trợ, Cơ sở vật chất/trang thiết bị, Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ hỗ trợ có ảnh hưởng đến việc tham gia của sinh viên trong các hoạt động hỗ trợ. Yếu tố Nhu cầu của bản thân không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự tham gia của sinh viên. Điều đó nghĩa là sự tham gia của sinh viên không bị ảnh hưởng bởi nội tại bản thân họ mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với ĐHQGHN để cải thiện và nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ sinh viên như sau:

 Hỗ trợ để sinh viên vừa tìm hiểu được thông tin về nội dung công tác sinh viên, tăng cường sự tương tác giữa giảng viên/đội ngũ cố vấn học tập với sinh viên bằng cách tăng cường tuyên truyền qua địa chỉ website của trường/khoa, địa chỉ hội nhóm trên mạng xã hội (hai kênh thông tin mà sinh viên thường xuyên theo dõi) và qua giảng viên/đội ngũ cố vấn học tập.

Tăng cường đa dạng về hình thức và nội dung của các hoạt động hỗ trợ: Tổ chức thực hiện nghiên cứu, học hỏi các trường đại học trên thế giới về hình thức, nội dung các hoạt động hỗ trợ sinh viên; Tiến hành khảo sát nhu cầu của sinh viên về đổi mới hình thức, bổ sung nội dung của các hoạt động hỗ trợ.

Luôn cập nhật các thông tin về các hoạt động hỗ trợ; Củng cố và làm phong phú thêm các thông tin hỗ trợ qua website, mạng xã hội của ĐHQGHN/Trường/khoa/các đơn vị dịch vụ; Cải thiện hệ thống wifi để sinh viên thuận lợi tìm kiếm thông tin.

Xây dựng quy định chi tiết về số lượng thời gian tương tác giữa giữa đội ngũ cán bộ hỗ trợ/giảng viên/cố vấn học tập và sinh viên; Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định này.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch hỗ trợ sinh viên theo đối tượng (từ sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư), hỗ trợ theo hướng cá thể hóa để đảm bảo hoạt động hỗ trợ từ phủ rộng đến chuyên sâu.

Hình thành các nhóm hoạt động hỗ trợ sinh viên thích ứng thị trường lao động, kết nối nhà tuyển dụng với sinh viên để giúp sinh viên có thêm thông tin về cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, ĐHQGHN. (2017). Một số nội dung cơ bản trong triển khai công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN năm học 2016 – 2017, tr3.

Đại học Quốc gia Hà Nội .(2017). Quyết định số 32/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/01/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về việc ban hành Quy chế Công tác sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội .(2019). Thông tin tư vấn hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm http://vnu.edu.vn/home/?C2173

Đại học Quốc gia Hà Nội. (2019). Số liệu thống kê về công tác đào tạo, https://www.vnu.edu.vn/home/?C1965

Phạm Đình Việt. (2012). Biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. (2019). Giới thiệu chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên http://css.vnu.edu.vn/chuc-nang-nhiem-vu

Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực, ĐHQGHN (2018), Giới thiệu bộ học liệu 100 kỹ năng, http://el.hdc.org.vn/mod/page/view.php?id=581

Manchester University (2018), https://www.manchester.ac.uk

Martinez, P., & Munday, F. (1998). 9,000 Voices: Student Persistence and Drop-Out in Further Education. FEDA Report 2 (7).London: Further Education Development Agency

Jaswinder Dhillon. (2005). What do we mean by student support? Staff and students’ perspectives of the provision and effectiveness of support for students. University of Wolverhampton. Learning and teaching projects 2005/06

Korea University. (2018). https://www.korea.edu

Kyoto University. (2018).  https://www.kyoto-u.ac.jp/en/

The University of Melbourne. (2018). https://www.unimelb.edu.au/

The University of Queensland. (2018). https://future-students.uq.edu.au/study?gclid=CjwKCA jwk93rBRBLEiwAcMapUTwNe047Bz8H9mDxRJ-Kw8uZGQQgCgV5vRJK7SvtwW90t1KIrSgRgBoCXw0QAvD_BwE

Tony Bates. (2014). Why learner support is an important component in the design of teaching and learning. https://www.tonybates.ca/2014/08/26/why-learner-support-is-an-important -component-in-the-design-of-teaching-and-learning/

PHỤ LỤC I

  Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ tại ĐHQGHN

Nội dung các HĐHTMức độ tổ chức thường xuyên các HĐHT
ĐH QG HNKH TN KHXH & NVNNKT CNGD 
Hướng dẫn sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể/khám sức khỏe định kỳ hàng năm2.73.42.82.03.62.22.6 
Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp2.83.22.72.23.62.12.6 
Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội2.63.12.72.03.52.02.5 
Tư vấn lứa tuổi, giới tính, gia đình, sức khỏe2.63.22.81.93.51.82.4 
Thủ tục vay vốn ngân hàng2.63.22.91.83.51.82.4 
Thông tin về ký túc xá, phòng trọ/thủ tục đăng kí nội trú2.93.33.52.43.52.32.6 
Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại2.73.33.02.23.52.22.5 
Hướng dẫn tham gia các hoạt động phản hồi đánh giá giảng viên, chương trình học, đơn vị đào tạo3.03.43.02.53.62.52.8 
Hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, sinh viên khuyết tật3.03.23.12.73.52.63.0 
Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên2.93.32.82.53.62.52.7 
Cung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế2.83.22.72.53.52.32.8 
Cung cấp thông tin về nguồn học bổng và cách tiếp cận2.93.22.92.63.52.72.9 
Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị2.93.42.82.43.52.72.8 
Các hoạt động hướng nghiệp/giới thiệu việc làm2.83.22.72.63.62.32.5 
Các buổi tham quan các cơ quan, xí nghiệp2.63.12.41.83.62.32.3 
Các buổi gặp gỡ và trao đổi với cựu sinh viên2.63.02.42.23.52.13.0 
Các buổi ngoại khóa tìm hiểu về ngành học2.63.02.52.13.42.02.7 
Các lớp dạy kỹ năng mềm2.73.03.12.03.62.02.6 
Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/Trường2.93.13.32.53.52.62.9 
Tuần lễ hội nhập/Tuần lễ học tập chính trị đầu năm3.13.33.22.73.73.12.9 
Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học2.93.33.02.63.62.52.7 
Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học2.93.03.02.63.62.42.8 
Hướng dẫn sinh viên tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa học2.83.03.02.33.72.62.6 
Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện3.03.23.62.34.33.03.0 
Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường2.73.32.62.13.62.22.5 
Tư vấn, hướng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chương trình/học cao học2.93.23.72.33.42.12.6 
Hướng dẫn liên hệ thực tập thực tế2.93.33.42.43.42.32.6 
Tư vấn/định hướng làm khóa luận tốt nghiệp2.93.62.92.43.52.32.8 
Quy trình phúc khảo/bảo lưu kết quả học tập2.73.12.92.23.42.22.6 
Theo dõi kết quả học tập/cảnh báo học vụ3.03.43.72.33.43.12.6 
Kế hoạch học tập/đăng kí môn học2.72.83.02.13.42.22.6 
Phương pháp học tập2.72.92.72.23.42.22.6 
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

PHỤ LỤC 2

Mức độ tham gia các hoạt động hỗ trợ của sinh viên các năm

Nội dung các hoạt động hỗ trợSinh viên năm thứ:
234
Hướng dẫn sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể/khám sức khỏe định kỳ hàng năm2.82.63.0
Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp2.82.93.0
Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội2.82.62.9
Tư vấn lứa tuổi, giới tính, gia đình, sức khỏe2.72.62.8
Thủ tục vay vốn ngân hàng2.72.52.6
Thông tin về ký túc xá, phòng trọ/thủ tục đăng kí nội trú2.82.62.8
Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại2.92.62.8
Hướng dẫn tham gia các hoạt động phản hồi đánh giá giảng viên, chương trình học, đơn vị đào tạo3.02.93.1
Hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, sinh viên khuyết tật2.92.73.1
Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên3.02.73.1
Cung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế2.82.82.9
Cung cấp thông tin về nguồn học bổng và cách tiếp cận3.02.83.0
Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị3.02.83.1
Các hoạt động hướng nghiệp/giới thiệu việc làm2.82.83.0
Các buổi tham quan các cơ quan, xí nghiệp2.62.62.9
Các buổi gặp gỡ và trao đổi với cựu sinh viên2.72.72.9
Các buổi ngoại khóa tìm hiểu về ngành học2.62.72.9
Các lớp dạy kỹ năng mềm2.72.83.0
Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/Trường2.92.82.8
Tuần lễ hội nhập/Tuần lễ học tập chính trị đầu năm3.13.13.1
Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học2.93.32.9
Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học2.82.72.9
Hướng dẫn sinh viên tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa học2.92.53.1
Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện3.12.83.2
Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường2.82.53.3
Tư vấn, hướng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chương trình/học cao học3.02.73.0
Hướng dẫn liên hệ thực tập thực tế2.82.63.7
Tư vấn/định hướng làm khóa luận tốt nghiệp2.82.73.3
Quy trình phúc khảo/bảo lưu kết quả học tập2.72.63.3
Theo dõi kết quả học tập/cảnh báo học vụ3.02.72.9
Kế hoạch học tập/đăng kí môn học2.92.62.9
Phương pháp học tập2.82.43.0
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

PHỤ LỤC 3

Mức độ đáp ứng nhu cầu/mức độ hài lòng của các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên

Nội dung các hoạt động hỗ trợMức độ đáp ứng nhu cầuMức độ hài lòng
Thảo luận về phương pháp học tập/sinh hoạt theo chuyên đề2.92.8
Kế hoạch học tập/đăng kí môn học3.02.8
Theo dõi kết quả học tập/cảnh báo học vụ3.13.2
Quy trình phúc khảo/bảo lưu kết quả học tập3.13.0
Tư vấn/định hướng làm khóa luận tốt nghiệp3.12.9
Hướng dẫn liên hệ thực tập thực tế3.02.9
Tư vấn, hướng dẫn học văn bằng hai/học cùng lúc hai chương trình/học cao học3.13.2
Hướng dẫn chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo/chuyển trường2.92.8
Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá điểm rèn luyện3.23.3
Hướng dẫn sinh viên tham gia và sinh hoạt câu lạc bộ khoa học2.92.9
Hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học2.92.9
Cung cấp thông tin, tư vấn về những quyền lợi khi sinh viên đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học3.02.9
Tuần lễ hội nhập/Tuần lễ học tập chính trị đầu năm3.13.1
Các buổi góp ý, giao lưu, đối thoại với lãnh đạo Khoa/Trường3.03.0
Các lớp dạy kỹ năng mềm2.82.9
Các buổi ngoại khóa tìm hiểu về ngành học2.82.9
Các buổi gặp gỡ và trao đổi với cựu sinh viên2.82.8
Các buổi tham quan các cơ quan, xí nghiệp2.82.9
Các hoạt động hướng nghiệp/giới thiệu việc làm2.92.9
Hỗ trợ sinh viên tìm hiểu nội quy, quy chế của ĐHQGHN và của đơn vị3.03.0
Cung cấp thông tin về nguồn học bổng và cách tiếp cận3.03.0
Cung cấp thông tin, hướng dẫn tổ chức về trao đổi sinh viên trong nước và quốc tế3.02.9
Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên3.03.0
Hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, sinh viên khuyết tật3.03.0
Hướng dẫn tham gia các hoạt động phản hồi đánh giá giảng viên, chương trình học, đơn vị đào tạo3.03.0
Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình khiếu nại2.92.8
Thông tin về ký túc xá, phòng trọ/thủ tục đăng kí nội trú2.82.9
Thủ tục vay vốn ngân hàng2.92.8
Tư vấn lứa tuổi, giới tính, gia đình, sức khỏe2.82.8
Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội2.92.8
Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp2.92.9
Hướng dẫn sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể/khám sức khỏe định kỳ hàng năm2.92.8
Nguồn: Số liệu điều tra 2019

Theo Vũ Hải Phương, Nguyễn Thị Hoa, Đỗ Khánh Nguyên Phương, Vũ Thị Kiều Anh (2021), Sách chuyên khảo “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học: Lý luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Leave a reply

https://unihub.vnu.edu.vn/
https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2016/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2017/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2021/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2022/