Vấn đề chuyên môn

UniHub – Tập huấn số 05 “KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC”

UniHub – Tập huấn số 05 “KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC”

Sáng ngày 22/4/2022, Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub) đã tổ chức tập huấn số 5 trong chuỗi tọa đàm, tập huấn của Kênh: “KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC” với sự tham gia chia sẻ của khách mời đặc biệt: PGS.TS. Lê Văn Hảo.
Sự kiện của UniHub đã thu hút gần 700 người tham gia là lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giảng viên, người học,… đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo, viện nghiên cứu, dự án giáo dục trong cả khu vực công và khu vực tư trên toàn quốc.

Learn More

Thông báo tọa đàm số 3: “GIẢNG DẠY CHUYÊN MÔN BẰNG TIẾNG ANH:NHỮNG THÁCH THỨC NGÔN NGỮ VÀ GỢI MỞ VỀ PHƯƠNG PHÁP”

Thông báo tọa đàm số 3: “GIẢNG DẠY CHUYÊN MÔN BẰNG TIẾNG ANH:NHỮNG THÁCH THỨC NGÔN NGỮ VÀ GỢI MỞ VỀ PHƯƠNG PHÁP”

Diễn giả TS. Min Pham, hiện đang công tác tại Khoa Giáo dục, Đại học Nam Úc, khách mời đặc biệt của chương trình, sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận cùng các cán bộ giảng viên đại học, giáo viên phổ thông giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, cán bộ quản lý đào tạo – hỗ trợ người học đại học.

Learn More

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQGHN tổ chức thành công Toạ đàm “Các vấn đề về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và đề xuất các chính sách mới”

Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQGHN tổ chức thành công Toạ đàm “Các vấn đề về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và đề xuất các chính sách mới”

Ngày 20/02/2022, Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp lần thứ XVI Hội đồng KĐCLGD, Trung tâm KĐCLGD – ĐHQGHN đã phối hợp với Hội đồng tổ chức Toạ đàm giữa các Thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, các Kiểm định viên và đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học với chủ đề “Các vấn đề về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và đề xuất các chính sách mới”. Tọa đàm được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến do Phó Giám đốc Đinh Văn Toàn, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.

Learn More

Thống kê, đo lường khoa học phục vụ xây dựng chiến lược khoa học công nghệ ở trường đại học

Thống kê, đo lường khoa học phục vụ xây dựng chiến lược khoa học công nghệ ở trường đại học

Ngày 28/02/2022, Ban Điều hành Kênh Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm thứ hai trong chuỗi hoạt động của UniHub nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan, với chủ đề: “Thống kê, đo lường khoa học phục vụ xây dựng chiến lược khoa học công nghệ ở trường đại học”.

Learn More

Thí điểm ứng dụng các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy học phần “Ánh sáng trong thiết kế nội thất” ngành Thiết kế Nội thất Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Thí điểm ứng dụng các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy học phần “Ánh sáng trong thiết kế nội thất” ngành Thiết kế Nội thất Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Phương pháp giảng dạy học phần “Ánh sáng trong hiết kế nội thất” ngành Thiết kế Nội thất Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Phương pháp giảng dạy diễn giải, thuyết trình không đạt hiệu quả cao, chưa phát huy được vai trò trung tâm và sự chủ động của người học, tách rời việc học lý thuyết trên giảng đường nên khó gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, sinh viên còn thiếu nhiều kỹ năng và cơ hội để ứng dụng lý thuyết vào thực hành; Bài viết đề cập đến nội dung chương trình thí điểm ứng dụng các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy học phần “Ánh sáng trong thiết kế nội thất” áp dụng cho 60 sinh viên năm thứ 3 hệ đại học chính quy, ngành Thiết kế Nội thất Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022. Bài viết trình bày các phương pháp dạy học linh hoạt và phù hợp với đặc thù của học phần – Giảm thời lượng thuyết trình lý thuyết, điều chỉnh quy mô và khối lượng bài tập nhỏ, tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết vào thể hiện bài tập; Phát huy mạnh mẽ tính chủ động của người học – Thay đổi và làm phong phú các hình thức giao bài tập, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận và tự trau dồi học hỏi từ các nguồn tài liệu thực tế khác; Khai thác triệt để công nghệ thông tin và truyền thông mới – Áp dụng bổ sung phần mềm mới vào thực hành thiết kế chiếu sáng trên máy tính, và tổ chức các buổi tọa đàm; Vận dụng lý thuyết vào thực hành – Tạo điều kiện để sinh viên thực hành thiết kế và thi công các dự án chiếu sáng trong thực tế với quy mô nhỏ tại xưởng trường. Chương trình thí điểm phương pháp dạy học áp dụng từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021 đạt được kết quả: Năm học 2020-2021, khảo sát ý kiến sinh viên bằng phiếu câu hỏi về hiệu quả của phương pháp dạy học mới nhận được phản hồi tích cực từ sinh viên _ Đa số sinh viên tán thành áp dụng các giải pháp thí điểm đổi mới phương pháp dạy học; Sinh viên được cải thiện năng lực tự học, tự nghiên cứu, chuyển biến từ học thụ động sang học chủ động, sáng tạo; Nâng cao chất lượng điểm trung bình kết thúc học phần (TBKTHP) so với các năm học chưa áp dụng thí điểm – Điểm TB chung KTHP tăng từ trung bình lên khá và giỏi, số sinh viên đạt điểm TBKTHP loại giỏi tăng cao. Tiếp tục tiến hành thí điểm các giải pháp đề xuất trong năm học 2021-2022.

Learn More

Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Thuật ngữ đào tạo trực tuyến (Elearning – viết tắt của Electronic Learning) dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này đã dần trở nên quen thuộc. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học càng được triển khai rộng rãi hơn. Bài báo này tập trung tìm hiểu về đào tạo trực tuyến tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông qua việc khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi 93 giảng viên và 971 sinh viên đến từ các Trường thành viên, và các Khoa trực thuộc. Kết quả thu được cho thấy các giảng viên và sinh viên tham gia rất đa dạng các nền tảng dạy học trực tuyến khác nhau, cùng với đó các giảng viên đã áp dụng việc dạy học trực tuyến vào nhiều học phần ở các khối kiến thức khác nhau. Dù vẫn còn gặp phải một số khó khăn liên quan đến cơ sở vật chất và việc làm quen với cách thức dạy học mới nhưng nhìn chung việc dạy học trực tuyến đã được chấp nhận bởi các giảng viên, sinh viên và đem lại những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giảng dạy, học tập tại ĐHQGHN.

Learn More

Triển khai giảng dạy học phần phù hợp với nhu cầu và mức độ hài lòng của người học

Triển khai giảng dạy học phần phù hợp với nhu cầu và mức độ hài lòng của người học

Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của của hoạt động triển khai học phần tới mức độ hài lòng của người học tại Đại học Quốc gia Hà Nội – thông qua đó đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo dưới góc nhìn của người học, tác giả đã thực hiện nghiên cứu khảo sát dựa trên 22 biến quan sát về hoạt động triển khai đào tạo và 01 biến phụ thuộc về mức độ hài lòng của người học về học phần. Phân tích kết quả khảo sát mẫu 3000 người học lựa chọn từ dữ liệu do các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội khảo trong học kỳ II năm học 2019-2020 cho thấy mô hình hồi quy giữa các 5 nhóm yếu tố về hoạt động triển khai học phần đã giải thích 67,4% sự thay đổi trong mức độ hài lòng của người học. Trong đó, mức độ hài lòng của người học đối với học phần phụ thuôc lớn nhất vào Triển khai hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá (23,9%); tiếp đến là Phương pháp kiểm tra đánh giá (23,3%); sau đó là Phương pháp giảng dạy (16,8%) và Nội dung học phần (13,9%); cuối cùng là cơ sở vật chất phục vụ học phần (10,8%).

Learn More

Tiếp cận mới trong công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning CMI5

Tiếp cận mới trong công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning CMI5

Dưới ảnh hưởng sâu sắc từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, cùng với tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng bổ sung các phương thức dạy học phi truyền thống như phương thức trực tuyến (E-learning) hoặc phương thức kết hợp (Blended learning) để thích ứng với bối cảnh giáo dục mới. Thậm chí, bên cạnh việc thể hiện khả năng ứng phó kịp thời trong tình hình mới, phương thức đó còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học mở rộng phạm vi hoạt động các chương trình đào tạo của họ, tiếp cận tới đông đảo số lượng người học không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình này các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam gặp phải nhiều thách thức khác nhau, trong đó thách thức lớn nhất phải kể đến việc lựa chọn hệ thống và cách thức triển khai nền tảng dạy học trực tuyến như: quản lý và xây dựng bài giảng điện tử, quản lý tiến trình học tập trực tuyến của sinh viên, hạn chế của các thiết bị phần cứng cũng như sự không đồng bộ thống nhất của các hệ thống phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan về mô hình đào tạo trực tuyến, phân tích ưu nhược điểm của các chuẩn E-learning, đánh giá mô hình quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử hiện nay, đồng thời nhìn nhận từ thực tiễn Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó đề xuất công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo tiếp cận mới tại Đại học Quốc gia Hà nội nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung.

Learn More

Đề xuất mô hình “Hệ sinh thái hợp tác học tập trải nghiệm sáng tạo”

Đề xuất mô hình “Hệ sinh thái hợp tác học tập trải nghiệm sáng tạo”

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trước các biến đổi của xã hội luôn là mục tiêu quan trọng của mọi nền giáo dục. Hơn bao giờ hết, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đặt ra cho các Cơ sở Giáo dục Đại học nhu cầu phải thay đổi nhanh để thích ứng với bối cảnh xã hội và công nghệ mới. Bài báo này đề xuất một mô hình học tập mới dựa trên học chế trải nghiệm để cung cấp một hình thức giáo dục mềm dẻo và có tính thích ứng cao. Học tập cộng tác, phân cấp dựa trên năng lực, và trải nghiệm thực tế là các ý tưởng chính của mô hình được đề xuất. Sinh viên sẽ tham gia vào các nhóm trải nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tế của xã hội hoặc doanh nghiệp. Trong nhóm sinh viên sẽ được rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng nhờ vào các trải nghiệm và tương tác với các thành viên có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi mô hình được vận hành, năng lực toàn diện của giảng viên cũng có thể được nâng cao từ đòi hỏi của việc hướng dẫn hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó năng lực của sinh viên được nâng cao theo, cùng với cơ chế học tập hợp tác và tự vận hành của các nhóm trải nghiệm. Chúng tôi tin rằng mô hình được đề xuất có thể dễ dàng triển khai và góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của các Cơ sở Giáo dục Đại học.

Learn More

https://unihub.vnu.edu.vn/
https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2016/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2017/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2021/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2022/