Thực hành xuất sắc

Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Thuật ngữ đào tạo trực tuyến (Elearning – viết tắt của Electronic Learning) dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này đã dần trở nên quen thuộc. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học càng được triển khai rộng rãi hơn. Bài báo này tập trung tìm hiểu về đào tạo trực tuyến tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông qua việc khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi 93 giảng viên và 971 sinh viên đến từ các Trường thành viên, và các Khoa trực thuộc. Kết quả thu được cho thấy các giảng viên và sinh viên tham gia rất đa dạng các nền tảng dạy học trực tuyến khác nhau, cùng với đó các giảng viên đã áp dụng việc dạy học trực tuyến vào nhiều học phần ở các khối kiến thức khác nhau. Dù vẫn còn gặp phải một số khó khăn liên quan đến cơ sở vật chất và việc làm quen với cách thức dạy học mới nhưng nhìn chung việc dạy học trực tuyến đã được chấp nhận bởi các giảng viên, sinh viên và đem lại những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giảng dạy, học tập tại ĐHQGHN.

Learn More

Triển khai giảng dạy học phần phù hợp với nhu cầu và mức độ hài lòng của người học

Triển khai giảng dạy học phần phù hợp với nhu cầu và mức độ hài lòng của người học

Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của của hoạt động triển khai học phần tới mức độ hài lòng của người học tại Đại học Quốc gia Hà Nội – thông qua đó đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo dưới góc nhìn của người học, tác giả đã thực hiện nghiên cứu khảo sát dựa trên 22 biến quan sát về hoạt động triển khai đào tạo và 01 biến phụ thuộc về mức độ hài lòng của người học về học phần. Phân tích kết quả khảo sát mẫu 3000 người học lựa chọn từ dữ liệu do các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội khảo trong học kỳ II năm học 2019-2020 cho thấy mô hình hồi quy giữa các 5 nhóm yếu tố về hoạt động triển khai học phần đã giải thích 67,4% sự thay đổi trong mức độ hài lòng của người học. Trong đó, mức độ hài lòng của người học đối với học phần phụ thuôc lớn nhất vào Triển khai hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá (23,9%); tiếp đến là Phương pháp kiểm tra đánh giá (23,3%); sau đó là Phương pháp giảng dạy (16,8%) và Nội dung học phần (13,9%); cuối cùng là cơ sở vật chất phục vụ học phần (10,8%).

Learn More

Tiếp cận mới trong công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning CMI5

Tiếp cận mới trong công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning CMI5

Dưới ảnh hưởng sâu sắc từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, cùng với tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng bổ sung các phương thức dạy học phi truyền thống như phương thức trực tuyến (E-learning) hoặc phương thức kết hợp (Blended learning) để thích ứng với bối cảnh giáo dục mới. Thậm chí, bên cạnh việc thể hiện khả năng ứng phó kịp thời trong tình hình mới, phương thức đó còn là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học mở rộng phạm vi hoạt động các chương trình đào tạo của họ, tiếp cận tới đông đảo số lượng người học không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình này các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam gặp phải nhiều thách thức khác nhau, trong đó thách thức lớn nhất phải kể đến việc lựa chọn hệ thống và cách thức triển khai nền tảng dạy học trực tuyến như: quản lý và xây dựng bài giảng điện tử, quản lý tiến trình học tập trực tuyến của sinh viên, hạn chế của các thiết bị phần cứng cũng như sự không đồng bộ thống nhất của các hệ thống phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan về mô hình đào tạo trực tuyến, phân tích ưu nhược điểm của các chuẩn E-learning, đánh giá mô hình quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử hiện nay, đồng thời nhìn nhận từ thực tiễn Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó đề xuất công nghệ quản lý và chia sẻ bài giảng điện tử theo tiếp cận mới tại Đại học Quốc gia Hà nội nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung.

Learn More

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia kiểm định chất lượng 23 chương trình đào tạo đại học và thạc sĩ theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN-QA phiên bản 3.0 (12 chương trình đào tạo) và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (11 chương trình đào tạo). Nhóm tác giả đã sử dụng các báo cáo kết quả đánh giá của các chuyên gia để phân tích ưu, nhược điểm của hoạt động dạy và học. Đồng thời, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 12 giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội về các mặt tích cực và hạn chế của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Sau khi xác định được các ưu điểm và hạn chế của chương trình đào tạo theo đánh giá của các chuyên gia kiểm định trong nước và nước ngoài, nhóm chọn ra 4 hoạt động dạy và học mạnh nhất và 3 hoạt động còn tồn tại nhiều nhất để trình bày trong bài viết. Những điểm mạnh trong hoạt động dạy và học gồm: phương pháp dạy học tích cực, đa dạng, chú trọng việc phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng học tập suốt đời của người học; hoạt động dạy và học hỗ trợ và thúc đẩy khả năng nghiên cứu khoa học cho người học; việc thu thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan về chất lượng của hoạt động dạy và học được thực hiện thường xuyên và có hệ thống;… Bên cạnh đó cũng còn một vài điểm cần cải tiến như hoạt động dạy và học chưa đáp ứng (chưa tương thích có định hướng với) chuẩn đầu ra; việc sử dụng các công nghệ trong dạy học còn rất hạn chế và chưa có nền tảng e-learning tiêu chuẩn;… Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Learn More