Đảm bảo chất lượng

Giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Với mục đích đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) của ĐHQGHN nhằm xác định những vấn đề còn tồn tại và đề xuất những cải tiến để hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của ĐHQGHN, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát về thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc ĐHQGHN. Kết quả đánh giá cho thấy các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN đã xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong với cơ cấu tổ chức bộ máy đảm bảo chất lượng tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đơn vị. Tuy nhiên, mức độ thực hiện, mức độ đáp ứng, tần suất sử dụng, tần suất cải tiến chất lượng các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong ở các đơn vị vẫn còn những hạn chế nhất định như: 6/12 đơn vị chưa xây dựng quy định/ hướng dẫn xây dựng rubric, barem chấm điểm cho các bài thi, bài kiểm tra; chưa xây dựng quy trình xử lý kết quả phản hồi của các bên liên quan về chất lượng nghiên cứu khoa học; và chưa thực hiện phân tích, đối sánh về kết quả hoạt động của đơn vị mình với đơn vị khác… Đặc biệt, công tác cải tiến chất lượng hệ thống quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng ở các đơn vị vẫn còn khá hạn chế.

Learn More

Triển khai công tác hỗ trợ sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Triển khai công tác hỗ trợ sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Công tác hỗ trợ sinh viên là một thành phần quan trọng của môi trường học tập hiệu quả. Mỗi một sinh viên có những nhu cầu hỗ trợ khác nhau. Do đó công tác hỗ trợ sinh viên cần đa dạng về cả hình thức và nội dung hoạt động. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị để cải tiến công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN đáp ứng tốt hơn các yêu cầu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN-QA. Nghiên cứu này sử dụng tài liệu thứ cấp là các tài liệu, dữ liệu đã có sẵn như: Kết quả kiểm định chất lượng của 37 CTĐT tại ĐHQGHN; các bài báo trong và ngoài nước; các văn bản của ĐHQGHN và các đơn vị các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN có liên quan đến công tác hỗ trợ sinh viên; thông tin từ các website của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi thang đo Likert 4 bậc với 92 items khảo sát trên 400 đối tượng là sinh viên từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 trong 06 trường đại học thành viên của ĐHQGHN.

Learn More

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ và sớm tiếp cận với các yêu cầu trong đảm bảo và kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của AUN-QA thì hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của trường còn một số hạn chế nhất định. Nhằm làm rõ được vấn đề này, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 110 cán bộ khoa học và 10 cán bộ quản lý về thực trạng hoạt động phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ khoa học. Kết hợp với các vấn đề còn hạn chế trong theo các khuyến cáo của đoàn đánh giá của AUN-QA, nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp và khảo sát các đối tượng trên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp này. Kết quả cho thấy, 6/6 biện pháp đạt mức rất cần thiết và 4/6 biện pháp đạt mức rất khả thi (có thể đưa vào triển khai trong thực tế).

Learn More

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam trong bối cảnh tự chủ đại học

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam trong bối cảnh tự chủ đại học

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Quyền tự chủ cho phép các trường đại học phát huy tối đa, hiệu quả các nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nhà trường.
Trên thực tế, các trường đại học tại Việt Nam còn lúng túng trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học mở và từ xa khi thực hiện cơ chế tự chủ trên phương diện ban hành văn bản nội bộ, sử dụng tài chính, xác định mục tiêu và bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách cho công tác bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã khái quát những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự chủ và bảo đảm chất lượng đào tạo đại học mở và từ xa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học mở và từ xa trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam.

Learn More

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong – kinh nghiệm thực tiễn của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong – kinh nghiệm thực tiễn của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (Internal Quality Assurance: IQA) đóng vai trò cốt yếu để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững đồng thời khẳng định uy tín, vị thế của mỗi cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều quan trọng nhất hiện nay là mỗi CSGDĐH cần xây dựng cho mình một hệ thống IQA hiệu quả và bền vững để CSGDĐH và các chương trình đào tạo (CTĐT) luôn được xây dựng và vận hành đảm bảo được các mục tiêu và các tiêu chuẩn áp dụng cho CSGDĐH nói chung hoặc cho từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng. Bài viết này nhằm mục đích thảo luận những vấn đề cơ bản về IQA và kinh nghiệm triển khai IQA tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Qua thực tiễn triển khai, nhóm tác giả cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay đó là các CSGDĐH cần xây dựng cho mình một hệ thống IQA hiệu quả và bền vững với các yếu tố quyết định bao gồm: tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo; các nguồn lực (nhân lực và vật lực); chính sách và chiến lược ĐBCL; cơ cấu tổ chức và nhân sự vận hành hệ thống IQA. Hệ thống IQA cần được xây dựng dựa trên nguyên lý PDCA và cần được cải tiến thường xuyên, liên tục.

Learn More

Đánh giá mức độ đáp ứng với nghề nghiệp của dược sỹ tốt nghiệp năm 2019 Trường Đại học Dược Hà Nội

Đánh giá mức độ đáp ứng với nghề nghiệp của dược sỹ tốt nghiệp năm 2019 Trường Đại học Dược Hà Nội

Bài viết này làm rõ sự khác biệt về mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm của Dược sỹ tốt nghiệp năm 2019 (K69) Trường Đại học Dược Hà Nội thông qua việc tự đánh giá năng lực trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp 1 năm so với yêu cầu của nghề nghiệp. Phiếu hỏi được thiết kế dựa trên Chuẩn đầu ra ngành đào tạo Dược học, trình độ đại học của Trường với 25 tiêu chí, sử dụng thang đo likert 5 mức độ. Phiếu được thử nghiệm trên 50 mẫu, đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố để hình thành các nhóm biến quan sát. Kết quả khảo sát trên 337 dược sỹ khóa K69 cho thấy đa số các năng lực nhà trường đã trang bị đáp ứng tốt với yêu cầu của nghề nghiệp, đặc biệt là nhóm năng lực liên quan đến chuyên môn. Bên cạnh đó một số năng lực liên quan đến quản lý, điều hành và kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo có sự khác biệt khi sinh viên tự đánh giá trước khi tốt nghiệp và sau tốt nghiệp 1 năm so với yêu cầu của nghề nghiệp. Do vậy việc phát triển chương trình đào tạo của Trường nên tiếp cận theo hướng bổ sung đào tạo năng lực về quản lý, điều hành và một số kỹ năng mềm nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn hành nghề cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động.

Learn More

Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học thích ứng thời 4.0

Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học thích ứng thời 4.0

Nguồn nhân lực cho thời đại 4.0 là đa dạng và biến động nhanh, do đó hoạt động đào tạo trình độ đại học phải nhằm tạo tiềm năng để người học tự kiến tạo được phẩm chất và năng lực thích ứng và phát triển trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Vì vậy, giải pháp tổng quát đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học là cần: 1-Có một học chế phù hợp; 2-Có một chương trình dạy học linh hoạt, mang tính tích hợp cao; 3-Có hướng dẫn học tập qua nghiệp vụ sư phạm số cập nhật.
Bài này muốn phác thảo một số giải pháp chính để giáo dục đại học đạt được 3 điều cần có nêu trên.

Learn More

Vai trò của đảm bảo chất lượng bên trong góp phần phát triển văn hóa chất lượng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội

Vai trò của đảm bảo chất lượng bên trong góp phần phát triển văn hóa chất lượng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội

Đảm bảo chất lượng là quá trình thực hiện một cách có hệ thống, có cấu trúc đến chất lượng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng. Đảm bảo chất lượng bên trong liên quan đến cơ chế và chính sách còn đảm bảo chất lượng bên ngoài được đặt ở bên ngoài cơ sở giáo dục, liên quan và thúc đẩy đảm bảo chất lượng bên trong thông qua các hình thức đánh giá khác nhau. Bài viết này nhằm mục đích đánh giá vai trò của đảm bảo chất lượng bên trong trong việc phát triển văn hóa chất lượng trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn càng ngày càng hiệu quả và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu và yêu cầu chất lượng. Từ các bước triển khai xây dựng văn hóa chất lượng theo định hướng của Đại học Quốc gia Hà Nội, trường đã xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng với những giá trị mang bản sắc nhân văn với các giá trị cốt lõi, giá trị nhận thức cùng hành động và giá trị cải tiến không ngừng.

Learn More

Những khó khăn, thách thức và cơ hội của các trường đại học trong việc đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực thi tự chủ giáo dục trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay

Những khó khăn, thách thức và cơ hội của các trường đại học trong việc đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực thi tự chủ giáo dục trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay

Tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Mục đích của chính sách này là để các trường đại học sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của mình, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. Tự chủ đại học mở ra nhiều cơ hội cho các trường đại học phát triển và hội nhập quốc tế, tuy nhiên cũng sẽ mang lại không ít khó khăn, thách thức cho các trường đại học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ những khó khăn, thách thức và cơ hội của các trường đại học trong việc đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực thi tự chủ giáo dục trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, thành đòn bẩy cho sự phát triển của các trường đại học.

Learn More

https://unihub.vnu.edu.vn/
https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2016/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2017/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2021/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2022/