Thực tiễn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại đại học Đà Nẵng: khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp

Thực tiễn công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại đại học Đà Nẵng: khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp

Tự chủ đại học cùng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trong việc bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Chất lượng của chương trình đào tạo (CTĐT) ngày càng được xã hội quan tâm và góp phần tạo nên uy tín, học hiệu của các cơ sở giáo dục đại học. Các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng mới đều yêu cầu phải chứng minh người học đạt được các chuẩn đầu ra mong đợi cũng như đưa ra các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học sao cho giúp người học hình thành và phát triển các ý tưởng mới, tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp … Trong bối cảnh đó, Đại học Đà Nẵng cần có các giải pháp chiến lược để thích ứng với các yêu cầu mới, bảo đảm chất lượng vượt trội của các chương trình đào tạo, khả năng tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan. Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm bảo đảm chất lượng với kết quả 24 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế, 03 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước, bài viết đi sâu vào phân tích thực trạng công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng tại Đại học Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng để thực thi tự chủ đại học.

Learn More

Từ lý luận đến thực tiễn trong công tác đảm bảo chất lượng bên trong và kiểm định chất lượng tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Từ lý luận đến thực tiễn trong công tác đảm bảo chất lượng bên trong và kiểm định chất lượng tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Nhận thức là một quá trình biện chứng và do đó từ lý luận về đảm chất lượng giáo dục đến thực tiễn đảm bảo chất lượng được đo lường bằng đánh giá ngoài của một cơ sở giáo dục luôn có những khoảng cách cần phải được rút ngắn. Bài viết này phân tích quá trình chuyển biến về mặt nhận thức trong công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định từ góc độ vĩ mô là quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đến phạm vị cụ thể là Đại học Ngân hàng TP.HCM. Từ nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng; văn hóa chất lượng, đặc biệt là thực tiễn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong cũng như quá trình triển khai công tác tự đánh giá và kiểm định tại Trường để làm luận chứng chứng minh cho những cam kết của lãnh đạo Nhà trường về chất lượng. Bài viết cũng điểm lại những kinh nghiệm, tác động tích cực của công tác tự đánh giá, kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn cả trong và ngoài nước đến các hoạt động của một cơ sở đào tạo và gợi mở những vấn đề then chốt về sự phát triển bền vững trong bối cảnh các trường đang đẩy mạnh tự chủ đại học.

Learn More

Những khó khăn và thách thức đối với trường đại học địa phương trong kiểm định chất lượng giáo dục để thực thi tự chủ đại học

Những khó khăn và thách thức đối với trường đại học địa phương trong kiểm định chất lượng giáo dục để thực thi tự chủ đại học

Kiểm định chất lượng giáo dục là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng cơ hội giáo dục cho trường đại học địa phương. Vì thế, các trường đại học địa phương đã tự đánh giá cơ sở giáo dục theo nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau như AUN-QA, UPM… Bằng phương pháp điều tra phiếu hỏi có nội dung những khó khăn, thách thức đối với trường đại học địa phương trong kiểm định chất lượng giáo dục kết hợp với phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp thu thập từ các trường đại học địa phương. Bài viết làm rõ: 1) Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường đại học địa phương; 2) Những khó khăn và thách thức trong thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục ở trường đại học địa phương; 3) Giải pháp nâng cao kiểm định chất lượng giáo dục ở trường đại học địa phương. Với mong muốn thực thi hiệu quả tự chủ đại học ở trường đại học địa phương trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19.

Learn More

Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Đài Loan, Trung Quốc

Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Đài Loan, Trung Quốc

Bài viết giới thiệu về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Đài Loan. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để tổng hợp thông tin về quá trình phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Đài Loan và những biện pháp đổi mới của hệ thống nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn của hoạt động đảm bảo chất lượng lên các cơ sở giáo dục cũng như tìm kiếm sự cân bằng giữa trách nhiệm giải trình và tự chủ/giữa đảm bảo chất lượng bên ngoài và đảm bảo chất lượng bên trong cho các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, các quy trình thực hành kiểm định chương trình, kiểm định cơ sở giáo dục và quy trình công nhận tự kiểm định cũng được giới thiệu. Các thông tin thu thập được cho thấy hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Đài Loan hoạt động một cách tích cực và hiệu quả, mặc dù vẫn tồn tại những ảnh hưởng không mong muốn lên các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, Đài Loan đã có những thay đổi kịp thời và hợp lý trong các chính sách đảm bảo chất lượng, đặc biệt như cho phép các cơ sở giáo dục thực hiện tự kiểm định và áp dụng cách tiếp cận không bắt buộc đối với việc kiểm định chương trình đào tạo.

Learn More

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bắt đầu từ việc vận dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bắt đầu từ việc vận dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Áp dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM ở các trường đại học đã góp phần định hướng cụ thể các hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường. Quản lý chất lượng toàn diện không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu trong các đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt hiện nay, sự cạnh tranh về hàng hóa và công nghệ sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực, do vậy cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội. Mô hình TQM không những có tác động đến nội dung, phương pháp đào tạo mà còn đảm bảo nâng cao chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu góp phần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) bên trong để phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu của các trường đại học trong bối cảnh đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đại học đã và đang được xã hội quan tâm.

Learn More

Giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Giải pháp phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Với mục đích đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) của ĐHQGHN nhằm xác định những vấn đề còn tồn tại và đề xuất những cải tiến để hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của ĐHQGHN, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát về thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc ĐHQGHN. Kết quả đánh giá cho thấy các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN đã xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong với cơ cấu tổ chức bộ máy đảm bảo chất lượng tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đơn vị. Tuy nhiên, mức độ thực hiện, mức độ đáp ứng, tần suất sử dụng, tần suất cải tiến chất lượng các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong ở các đơn vị vẫn còn những hạn chế nhất định như: 6/12 đơn vị chưa xây dựng quy định/ hướng dẫn xây dựng rubric, barem chấm điểm cho các bài thi, bài kiểm tra; chưa xây dựng quy trình xử lý kết quả phản hồi của các bên liên quan về chất lượng nghiên cứu khoa học; và chưa thực hiện phân tích, đối sánh về kết quả hoạt động của đơn vị mình với đơn vị khác… Đặc biệt, công tác cải tiến chất lượng hệ thống quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng ở các đơn vị vẫn còn khá hạn chế.

Learn More

Triển khai công tác hỗ trợ sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Triển khai công tác hỗ trợ sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Công tác hỗ trợ sinh viên là một thành phần quan trọng của môi trường học tập hiệu quả. Mỗi một sinh viên có những nhu cầu hỗ trợ khác nhau. Do đó công tác hỗ trợ sinh viên cần đa dạng về cả hình thức và nội dung hoạt động. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị để cải tiến công tác hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN đáp ứng tốt hơn các yêu cầu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT của AUN-QA. Nghiên cứu này sử dụng tài liệu thứ cấp là các tài liệu, dữ liệu đã có sẵn như: Kết quả kiểm định chất lượng của 37 CTĐT tại ĐHQGHN; các bài báo trong và ngoài nước; các văn bản của ĐHQGHN và các đơn vị các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN có liên quan đến công tác hỗ trợ sinh viên; thông tin từ các website của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi thang đo Likert 4 bậc với 92 items khảo sát trên 400 đối tượng là sinh viên từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 trong 06 trường đại học thành viên của ĐHQGHN.

Learn More

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng: nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ và sớm tiếp cận với các yêu cầu trong đảm bảo và kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của AUN-QA thì hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của trường còn một số hạn chế nhất định. Nhằm làm rõ được vấn đề này, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 110 cán bộ khoa học và 10 cán bộ quản lý về thực trạng hoạt động phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ khoa học. Kết hợp với các vấn đề còn hạn chế trong theo các khuyến cáo của đoàn đánh giá của AUN-QA, nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp và khảo sát các đối tượng trên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp này. Kết quả cho thấy, 6/6 biện pháp đạt mức rất cần thiết và 4/6 biện pháp đạt mức rất khả thi (có thể đưa vào triển khai trong thực tế).

Learn More

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam trong bối cảnh tự chủ đại học

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học đào tạo mở và từ xa tại Việt Nam trong bối cảnh tự chủ đại học

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Quyền tự chủ cho phép các trường đại học phát huy tối đa, hiệu quả các nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nhà trường.
Trên thực tế, các trường đại học tại Việt Nam còn lúng túng trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học mở và từ xa khi thực hiện cơ chế tự chủ trên phương diện ban hành văn bản nội bộ, sử dụng tài chính, xác định mục tiêu và bồi dưỡng đội ngũ chuyên trách cho công tác bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã khái quát những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện quyền tự chủ và bảo đảm chất lượng đào tạo đại học mở và từ xa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học mở và từ xa trong bối cảnh tự chủ đại học tại Việt Nam.

Learn More

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong – kinh nghiệm thực tiễn của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong – kinh nghiệm thực tiễn của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (Internal Quality Assurance: IQA) đóng vai trò cốt yếu để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững đồng thời khẳng định uy tín, vị thế của mỗi cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Điều quan trọng nhất hiện nay là mỗi CSGDĐH cần xây dựng cho mình một hệ thống IQA hiệu quả và bền vững để CSGDĐH và các chương trình đào tạo (CTĐT) luôn được xây dựng và vận hành đảm bảo được các mục tiêu và các tiêu chuẩn áp dụng cho CSGDĐH nói chung hoặc cho từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng. Bài viết này nhằm mục đích thảo luận những vấn đề cơ bản về IQA và kinh nghiệm triển khai IQA tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Qua thực tiễn triển khai, nhóm tác giả cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay đó là các CSGDĐH cần xây dựng cho mình một hệ thống IQA hiệu quả và bền vững với các yếu tố quyết định bao gồm: tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo; các nguồn lực (nhân lực và vật lực); chính sách và chiến lược ĐBCL; cơ cấu tổ chức và nhân sự vận hành hệ thống IQA. Hệ thống IQA cần được xây dựng dựa trên nguyên lý PDCA và cần được cải tiến thường xuyên, liên tục.

Learn More

https://unihub.vnu.edu.vn/
https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2016/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2017/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2021/ https://unihub.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2022/