PGS.TS. Lê Văn Hảo, khách mời đặc biệt của chương trình, sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận cùng các cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các cá nhân quan tâm về công tác kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học

PGS.TS. Lê Văn Hảo, khách mời đặc biệt của chương trình, sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận cùng các cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các cá nhân quan tâm về công tác kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học
Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm thứ tư trong chuỗi hoạt động của UniHub nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan
TS. Phạm Thị Tuyết Nhung, giảng viên Đại học Huế, khách mời đặc biệt của chương trình, sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận giữa các nhà quản lý, các chuyên gia về những chiến lược khuyến khích giảng viên tham gia các hoạt động bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo
Ngày 19/3/2022, Ban Điều hành Kênh Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm thứ ba trong chuỗi hoạt động của UniHub nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan, với chủ đề: “Giảng dạy chuyên môn bằng tiếng anh: Những thách thức ngôn ngữ và gợi mở về phương pháp”. Khách mời đặc biệt, diễn giả của Tọa đàm, là Tiến sĩ Min Pham, đến từ Khoa Giáo dục, Trường Đại học Nam Úc (The University of South Australia).
Diễn giả TS. Min Pham, hiện đang công tác tại Khoa Giáo dục, Đại học Nam Úc, khách mời đặc biệt của chương trình, sẽ tham gia chia sẻ và thảo luận cùng các cán bộ giảng viên đại học, giáo viên phổ thông giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, cán bộ quản lý đào tạo – hỗ trợ người học đại học.
Ngày 21/01/2022, Ban Điều hành Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm số đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động của UniHub nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan, với chủ đề: “Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng”.
Ban Điều hành Kênh Chất lượng giáo dục đại học và nghề nghiệp (UniHub), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trân trọng gửi tới Quý Thầy/Cô thông tin về chương trình tọa đàm với chủ đề : “Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng”. Đây là tọa đàm đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động của UniHub nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong thực hiện các mục tiêu về kiểm định chất lượng theo các quy định của pháp luật, bộ ngành liên quan.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia kiểm định chất lượng 23 chương trình đào tạo đại học và thạc sĩ theo tiêu chuẩn kiểm định của AUN-QA phiên bản 3.0 (12 chương trình đào tạo) và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (11 chương trình đào tạo). Nhóm tác giả đã sử dụng các báo cáo kết quả đánh giá của các chuyên gia để phân tích ưu, nhược điểm của hoạt động dạy và học. Đồng thời, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 12 giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội về các mặt tích cực và hạn chế của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Sau khi xác định được các ưu điểm và hạn chế của chương trình đào tạo theo đánh giá của các chuyên gia kiểm định trong nước và nước ngoài, nhóm chọn ra 4 hoạt động dạy và học mạnh nhất và 3 hoạt động còn tồn tại nhiều nhất để trình bày trong bài viết. Những điểm mạnh trong hoạt động dạy và học gồm: phương pháp dạy học tích cực, đa dạng, chú trọng việc phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng học tập suốt đời của người học; hoạt động dạy và học hỗ trợ và thúc đẩy khả năng nghiên cứu khoa học cho người học; việc thu thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan về chất lượng của hoạt động dạy và học được thực hiện thường xuyên và có hệ thống;… Bên cạnh đó cũng còn một vài điểm cần cải tiến như hoạt động dạy và học chưa đáp ứng (chưa tương thích có định hướng với) chuẩn đầu ra; việc sử dụng các công nghệ trong dạy học còn rất hạn chế và chưa có nền tảng e-learning tiêu chuẩn;… Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục trên thế giới, nhiều tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đã chuyển hướng từ hoạt động đánh giá chương trình đào tạo trực tiếp sang hình thức đánh giá trực tuyến-từ xa. Bài viết này sẽ tổng hợp một số nét chính về hoạt động đánh giá từ xa/trực tuyến, những điểm khác biệt, ưu và nhược điểm của hai (02) hình thức đánh giá. Từ thực tiễn đánh giá từ xa chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên do Tổ chức đảm bảo chất lượng – Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) thực hiện, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động này bao gồm: bám sát hướng dẫn của AUN-QA, lập kế hoạch chi tiết, lựa chọn nhân sự phù hợp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia, lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tuyến-từ xa phù hợp với điều kiện của trường đại học, chủ động và sẵn sàng ở mức cao nhất cung cấp các thông tin, minh chứng cho chuyên gia đánh giá, xây dựng và chạy thử kịch bản phát trực tiếp chuyến thăm quan cơ sở vật chất, đảm bảo đường truyền internet ổn định và có tốc độ cao, không suy đoán trong quá trình viết báo cáo tự đánh giá, chuẩn bị hồ sơ minh chứng và trả lời câu hỏi phỏng vấn của chuyên gia đánh giá ngoài; phối hợp chặt chẽ với Thư ký AUN-QA trong quá trình đánh giá để có được sự hỗ trợ tốt nhất.
Tự chủ đại học cùng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trong việc bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Chất lượng của chương trình đào tạo (CTĐT) ngày càng được xã hội quan tâm và góp phần tạo nên uy tín, học hiệu của các cơ sở giáo dục đại học. Các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng mới đều yêu cầu phải chứng minh người học đạt được các chuẩn đầu ra mong đợi cũng như đưa ra các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học sao cho giúp người học hình thành và phát triển các ý tưởng mới, tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp … Trong bối cảnh đó, Đại học Đà Nẵng cần có các giải pháp chiến lược để thích ứng với các yêu cầu mới, bảo đảm chất lượng vượt trội của các chương trình đào tạo, khả năng tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan. Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm bảo đảm chất lượng với kết quả 24 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế, 03 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước, bài viết đi sâu vào phân tích thực trạng công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng tại Đại học Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng để thực thi tự chủ đại học.